24/06/2018
Năm 1945,ngày 2-9 tại vườn hoa Ba Đình lịch sử,Hồ Chủ Tịch đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.Với tài khéo léo Người đã tập hợp được nhiều nhân sĩ yêu nước,kể cả các quan lại trong triều đình Huế,sau khi Bảo Đại thoái vị trao ấn kiếm.Để thành lập chính phủ lâm thời,với cương vị Chủ tịch nước,Hồ Chí Minh đã cùng Nguyễn Hải Thần (được bầu làm phó chủ tịch lâm thời) đứng ra thành lập chính phủ lâm thời.Nhưng do lập trường bấp bênh không tin vào cách mạng,không tin vào sự nghiệp giải phóng dân tộc,Nguyễn Hải Thần đã bỏ sang Trung Quốc.Thời gian sau có gửi thư về cho Người,trong đó có một bài thơ Đường luật,Người đã họa trả lời Nguyễn Hải Thần,toàn văn cả hai bài thơ sướng họa Đường luật đó như sau:
Thơ của Nguyễn Hải Thần
:
“Kính gửi Cụ Hồ Chí Minh”
Gai góc đường đời ông với tôi
Hai vai gánh vác sẻ làm đôi
Cùng chung Nam Bắc chung bờ cõi
Cũng một ông cha một giống nòi
Đành chịu nước cờ thua nửa ngựa
Còn hơn miệng thế chế mười voi
Mấy lời nhắn nhủ ông ghi nhớ
Nước ngược buông câu phải lựa mồi”.
Bài thơ Hồ Chí Minh họa trả lời:
Gửi ông Nguyễn Hải Thần
“Ông biết đường ông tôi biết tôi
Quyết giành thắng lợi chẳng chia đôi
Cũng sinh tai mắt sinh đầu óc
Nỡ bỏ ông cha bỏ giống nòi
Họ chót sa chân vào miệng cọp
Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi
Cờ tàn mới biết tay cao thấp
Há phải như ai cá đớp mồi”
(
Đăng trong báo Đại Đoàn Kết số xuân 1998
)
Về chủ đề,bố cục và nội dung của hai bài thơ Đường luật sướng và họa ta thấy:Trong sự bế tắc về tư tưởng,Nguyễn Hải Thần không tin vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,không tin vào Chính phủ,chỉ thấy tương quan lực lượng giữa ta và thực dân Pháp quá chênh lệch,Pháp có máy bay tàu chiến,ta chỉ có súng kíp,gậy tầm vông,giáo mác… Lúc ấy còn Quốc dân đảng,Nguyễn Hải Thần còn muốn dựa vào Tưởng Giới Thạch,sự lộn xộn sau Đại chiến thế giới thứ II,Nhật đảo chính Pháp,rồi quân Anh quân Tưởng vào giải giáp quân Nhật…Nguyễn Hải Thần nặng về đầu óc cơ hội.
Mở đầu bài thơ ở hai “câu đề”,Nguyễn Hải Thần khuyên Hồ Chí Minh:
“Gai góc đường đời ông với tôi
Hai vai gánh vác sẻ làm đôi”
Nguyễn Hải Thần thấy rằng công việc ấy nặng lắm,cứ sẻ làm đôi cũng không kham nổi.Còn Hồ Chí Minh thì khác,Người thấy được tương lai tươi sáng của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.Người đã trả lời dứt khoát quyết làm cách mạng tới cùng và quyết giành thắng lợi:
“Ông biết đường ông tôi biết tôi
Quyết giành thắng lợi chẳng chia đôi”
Ở hai “câu thực” Nguyễn Hải Thần còn tỏ ra biết tới dân tộc,còn nhớ tới ông cha,nhớ tới đất nước:
“Cùng chung Nam Bắc chung bờ cõi
Cũng một ông cha một giống nòi”
Biết là thế sao lại bỏ Tổ quốc,bỏ ông cha mà đi trong lúc cách mạng còn ngàn cân treo sợi tóc,còn trong trứng nước.Hồ Chí Minh thẳng thắn phê phán Nguyễn Hải Thần:
“Cùng sinh tai mắt sinh đầu óc
Nỡ bỏ ông cha bỏ giống nòi”.
Ở hai câu “luận” Nguyễn Hải Thần khuyên Hồ Chí Minh biết thời cuộc mà nhún nhường mà rút lui,cũng như hai kỳ thủ trên bàn cờ tướng biết mình yếu thế nên để đối thủ chấp một con mã,hay là chịu chấp “nửa ngựa”.Hóa ra Nguyễn Hải Thần cũng sành về cờ tướng,đã từng chịu đối thủ chấp mã giống như yếu thế trên “
Chính trường
” vậy.Chẳng thà bỏ cuộc còn hơn để người đời đánh giá “Mười voi chẳng được bát nước sáo”:
“Đành chịu nước cờ thua nửa ngựa
Còn hơn miệng thế chế mười voi”
Chủ tịch Hồ Chí Minh thì khác, Người lên án những kẻ làm cách mạng nửa vời,hoặc chấp nhận làm nô lệ, đầu hàng và làm tay sai cho giặc,thì chẳng khác nào “Sa chân vào miệng cọp”. Đã sa chân vào miệng cọp thì thế nào chẳng bị cọp xé xác ăn thịt.Còn Người,đã chấp nhận lao vào con đường cách mạng là lao vào chông gai nguy hiểm cũng như người cưỡi đầu voi ra trận.Ngày xưa,Trưng Vương,Triệu Trinh Nương hay Bình Định Vương đều cưỡi voi cầm quân đánh giặc.Đã ra trận tiền thì tử sinh là lẽ thường:
“Họ chót sa chân vào miệng cọp
Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi”
Khi kết thúc bài thơ ở hai “câu kết” Nguyễn Hải Thần vẫn khuyên Hồ Chí Minh là làm cách mạng phải biết thời cơ,giống như người đi câu phải biết lựa mồi,nhất là lại câu cá chỗ nước ngược:
“Mấy lời nhắn nhủ ông ghi nhớ
Nước ngược buông câu phải lựa mồi”
Hồ Chí Minh với hai câu kết của bài thơ,trả lời Nguyễn Hải Thần thật đanh thép vẫn phê phán con người cơ hội đặt lợi ích bản thân lên trên hết.Con người hơn hẳn con vật không như con cá cứ thấy mồi là đớp thấy ngon là ăn,có biết đâu trong mồi ấy có lưỡi câu có bẫy có thuốc độc.Người chơi cờ cũng vậy,cao cờ thì không nhận chấp mà phải là lúc cờ tàn:
“Cờ tàn mới biết tay cao thấp
Há phải như ai cá đớp mồi”
.
Về nghệ thuật của hai bài thơ Đường sướng họa ta thấy: Hai bài thơ Đường luật sướng và họa trên là hai bài thơ mẫu mực của thể thơ Đường luật có bố cục nghiêm luật vô cùng chặt chẽ.Mỗi bài chỉ có tám câu mà đó chính là một bài nghị luận văn học viết bằng thơ và cũng là nghị luận chính trị xã hội vậy.Hai cặp “thực” và “luận” đối nhau chan chát ngay chính trong mỗi bài.Nguyễn Hải Thần đưa cặp thực của mình ở phạm vi tổng quát:
“Cùng chung Nam Bắc chung bờ cõi
Cũng một ông cha một giống nòi”
Hồ Chí Minh họa đưa cặp đối của mình trả lời Nguyễn Hải Thần với sự việc cụ thể là con người.Cặp đối của Hồ Chí Minh không những đối trong bài họa mà còn đối với bài xướng của Nguyễn Hải Thần:
“Cùng sinh đầu óc sinh tai mắt
Nỡ bỏ ông cha bỏ giống nòi”.
Riêng hai vế đối của phần “luận” Nguyễn Hải Thần mở rộng đề cập đến thời cuộc hai vế đối nghiêm chỉnh,ví như người cầm quân trên bàn cờ tướng phải biết mình biết ta chịu chấp nửa ngựa và đừng đề mang tiếng là “mười voi”.Nguyễn Hải Thần đã khéo dùng hình ảnh và tục ngữ đưa vào bài thơ Đường luật:
“Đành chịu nước cờ thua nửa ngựa
Còn hơi miệng thế chế “mười voi”.
Cặp đối họa của Hồ Chí Minh cũng lấy ngay hình ảnh hai con vật nhưng lại là voi và cọp,một con là chúa sơn lâm,một con là đại tượng,to nhất trong loài vật sống trên cạn đã được con người thuần hóa đưa đi đánh trận,một phép chỉnh đối và so sánh:
“Họ trót sa chân vào miệng cọp
Tôi đành ghé đít cưỡi đầu voi”
Nếu ta chỉ xét riêng hai câu đối này của Hồ Chí Minh:Đại từ “họ” câu trên đối với đại từ “ tôi” ở câu dưới,động từ “sa” đối với “ghé” và hình ảnh “miệng cọp” với “đầu voi”… Thì quả thật Người đã tài tình đưa phần đối chặt chẽ về niêm luật,mẫu mực về cú pháp,chuẩn xác về ngôn từ.
Xướng họa thơ Đường luật là một nghệ thuật tổng hợp vừa sâu xắc mang nặng ý nghĩa giáo dục lại rất thanh cao tao nhã,tính chất bác học của tơ Đường luật là như vậy.Bài họa của Hồ Chí Minh chính là bài “họa chiến” hay “chiến họa” cũng là vậy.Nhà thơ Sóng Hồng(Trường Chinh) đã từng viết:“
Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ
” là thế.
Hai bài thơ sướng họa của Nguyễn Hải Thần và Hồ Chí Minh song hành và còn sống mãi với thời gian.Kỷ niệm 125 năm ngày sinh Chủ tich Hồ Chí Minh,học tập và làm theo tấm gương đạo đức của người chúng ta ôn lại một bài thơ Đường luật họa chiến nổi tiếng của Người mà hậu thế chúng ta không thể lãng quên.