Danh sách các tour du lịch

Từ Thái Nguyên

Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc năm 1947-1948, cuối 1953, đầu 1954. Di tích lịch sử Khuôn Tát bao gồm: Đoạn suối, cây đa Khuôn Tát – ghi dấu nơi Bác cùng anh em bảo vệ tắm giặt, câu cá, chơi bóng chuyền; Hầm, lán Khuôn Tát – nơi Bác giao nhiệm vụ cho Đại tướng – Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trước khi cầm quân ra mặt trận Điện Biên Phủ: “Tướng quân tại ngoại, giao cho chú toàn quyền quyết định, trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh…”.

Từ Thái Nguyên

Ngày 28/5/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường trực Quốc hội và Hội đồng Chính phủ làm lễ phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, phong quân hàm Trung tướng cho đồng chí Nguyễn Bình và 9 Thiếu tướng (Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình, Hoàng Sâm). Đây cũng là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ các em thiếu nhi bị li tán gia đình do chiến tranh, chính Bác Hồ giao cho các đồng chí bảo vệ, giúp việc tìm các em về nuôi dạy học từ năm 1947.

Từ Thái Nguyên

Nơi đặt Hội trường trường Đảng Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1949). Tại đây đã mở khoá học đầu tiên đào tạo nguồn cán bộ lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh, phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đến giảng bài. Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc là tiền thân Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ngày nay.

Từ Thái Nguyên

Nơi ở và làm việc của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (1950- 1954).

Từ Thái Nguyên

Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng trên đỉnh đèo De – một địa danh nổi tiếng đã đi vào thơ ca, lịch sử của nước nhà “Vui từ Đồng Tháp An Khê, vui lên Việt Bắc đèo De núi Hồng”. Ở vị trí “Tả thanh long, hữu bạch hổ”, trung tâm của Thủ đô kháng chiến năm xưa, nên có nhiều ý nghĩa quan trọng. Công trình được xây dựng trên tổng diện tích 16.000m2 (năm 2008 đã mở rộng thêm diện tích khuôn viên), bao gồm các hạng mục: Tứ trụ, Tam quan, Nhà dâng hương. Với hệ thống bậc lên xuống gồm 194 bậc, chia làm 2 phần: Phần thứ 1: Từ Tứ trụ lên đến Tam quan gồm 115 bậc, ghi nhớ công trình xây dựng vào dịp kỷ niệm 115 ngày sinh của Bác. Phần thứ 2: Từ Tam quan lên đến Nhà dâng hương gồm 79 bậc, gắn với 79 mùa xuân của Người. Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng với kiến trúc 2 tầng, 8 mái, hình vuông, được thiết kế theo lối đền, chùa truyền thống. Bức tượng chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đồng, dát vàng, nặng 4000kg, cao 1,71m do Công ty TNHH Cơ khí Đúc Tiến Hùng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định thực hiện. Được đặt ở vị trí trang trọng giữa điện thờ của Nhà tưởng niệm. Bệ thờ được làm bằng gỗ gụ dài 5,09m, rộng 4,07m, cao 0,89m, toàn bộ lư hương, chân nến, bình hoa, hạc chầu đều được làm bằng đồng

Trang 2 trên tổng số 2 trang