13/09/2024
Cụm di tích lịch sử Khuôn Tát nơi ở và làm việc của Bác tại ATK Định Hóa. Gồm các điểm:
- Cây đa Khuôn Tát
- Đoạn suối Khuôn Tát
- Đồi Nà Đình nơi có Lán Bác ở và làm việc.
Khuôn Tát có nghĩa là thung lũng có thác nước chảy, xưa kia chỉ có vài ba nóc nhà người Dao sinh sống, đường vào đến bản rất nhỏ chỉ bằng hai lòng bàn tay, rừng núi rậm rạp, thậm chí có cả thú dữ. Khuôn Tát đã thực sự đáp ứng được tiêu chí khi chọn nơi ở, làm việc cho Bác đó là: gần nước, gần dân, xa đường quốc lộ, thuận đường tiến, tiện đường thoái.
Dưới gốc đa Khuôn Tát có một bãi đất khá bằng phẳng Bác và anh em bảo vệ, giúp việc san lấp, ngụy trang làm sân để tập võ (môn thái cực quyền) và chơi môn thể thao bóng chuyền để rèn luyện sức khỏe. Họa sỹ Phan Kế An người được chơi bóng trực tiếp cùng với Bác kể lạ rằng: “Bác phát bóng, búng bóng, đệm bóng rất chắc chắn, nhưng tuổi già chỉ đỡ được những quả ở phía trước, hễ bên kia bị thua là cánh trẻ lại nhằm Bác mà bỏ nhỏ, những lúc ấy Bác thường cười và hô: “ A…bên kia truy tủ rồi Trường, Kỳ, Kháng, Chiến đâu?...về bảo vệ tủ”. Và cứ như thế tiếng cười lại vang lên giữa núi rừng Việt Bắc.
Một yếu tố không thể thiếu được khi chọn nơi ở cho Bác là phải gần suối, suối là nơi để Bác tắm giặt đảm bảo vệ sinh, câu cá cải thiện đời sống hàng ngày, an toàn bí mật, đi không để lại dấu. Trên đường sang lán ở của Bác, quý đoàn sẽ đi qua đoạn suối Khuôn Tát gợi lại cho chúng ta hình ảnh Bác đi bên bờ suối trên vai vác cành cây phơi chiếc áo chưa khô, hình ảnh đó đã làm rung động biết bao trái tim.
Vượt qua đoạn suối trước mắt đoàn chúng ta là đồi Nà Đình, nơi có lán Bác ở, làm việc (giai đoạn 1946-1954). Lán của Bác được làm theo kiến trúc nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày, Nùng tại ATK.
Bác giao ước: chiều cao có thể giơ tay với được, chiều rộng chỉ chải vừa hai chiếc chiếu, và được chia làm 2 gian gian, gian trong là nơi Bác nghỉ ngơi, gian ngoài là nơi Bác làm việc và tiếp khách. Bác nói rằng, dựng 1 căn lán nhỏ như vậy vừa dễ dựng, lại dễ phá cần tránh chỗ này đi chỗ khác; đồ dùng của Bác cũng rất đơn giải chỉ có một chiếc máy đánh chữ, quần áo đựng trong túi cói, tài liệu cho vào ống tre thấy địch từ xa thì quẳng vào bụi rậm, địch sẽ không phát hiện ra. Trên vách liếp nứa, Bác thường treo bộ quần áo chàm, một chiếc nón người Tày có quai rộng để khi Bác đi công tác, Bác cải trang thành người bản xứ rất an toàn. Sau căn lán là căn hầm có hai cửa thông ra hai khe suối đảm bảo đi không dấu.
Thời kỳ Bác ở Khuôn Tát, Người đã ký rất nhiều sắc lệnh quan trọng, trong đó có sắc lệnh phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, sắc lệnh SL/110, ngày 20/01/1948. Trong đó có phong quân hàm Đại tướng cho đ/c VNG khi mà tuổi đời của đ/c có 37 tuổi.
Và cũng chính tại căn lán nhỏ đơn sơ trên đồi Nà Đình, tại đây và đầu tháng 01/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi ra mặt trận Điện Biên Phủ đã lên Khuôn Tát để chào Bác và xin ý kiến chỉ đạo. Bác hỏi Đại tướng: “Chú đi xa như vậy có gì trở ngại không?”, Đại tướng thưa với Bác “Thưa Bác, cháu đi xa không có gì trở ngại, chỉ trở ngại một việc là không thường xuyên xin ý kiến của Bác và Chính phủ được”, ngay sau đó Bác giao nhiệm vụ cho Đại tướng: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận, tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định, có vấn đề gì khó khắn cứ bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định rồi báo cáo sau”. Trước khi chia tay Bác còn nhắc “trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. Chắc thắng thì đánh cho kỳ thắng, không chắc thắng kiên quyết không đánh”. Để thực hiện tư tưởng đó của Bác Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch đã quyết định thay đổi phương châm “Đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc” đã đưa chiến dịch Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi “Lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”.
Khuôn Tát là địa điểm Bác ở, làm việc lâu nhất trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây đã chứng kiến những ngày tháng gian nan vất vả và nghị lực phi thường của Bác, làm việc không kể ngày đêm. Từ đây mọi mệnh lệnh, chỉ thị, chủ trương, kế hoạch tác chiến đã được phát đi trong cả nước, đưa vị thế cách mạng Việt Nam lên tầm cao mới, góp phần vào cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của quân và dân ta đến thắng lợi hoàn toàn./.
Đến thăm Khuôn Tát, quý khách sẽ đến thắp hương tại bia tưởng niệm liệt sĩ Phạm Văn Lộc việt kiều Xiêm (Thái Lan), người bảo vệ, giúp việc, vinh dự được Bác đặt tên là Đồng. Từ năm 1928 ông Thầu Chín (Nguyễn Aí Quốc - Hồ Chí Minh) sang nước Xiêm - Thái Lan để hoạt động cách mạng, đồng chí Phạm Văn Lộc đã được Bác chọn đi theo để vận động cách mạng trong kiều bào, suốt từ đây đồng chí Phạm Văn Lộc đã gắn bó trở thành người cán bộ thân tín của Bác. Năm 1947 sau khi lên ATK Định Hóa Bác đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Lộc trực tiếp lo cấp dưỡng (nấu cơm) cho Bác và cho các đồng chí trong đội. Ngày mùng 3/5/1948 đồng chí Lộc bị sốt rét ác tính mất tại Khuôn Tát, Bác khóc thương như mất đi một người ruột thịt. Vào sinh nhật Bác 19/5/1948, Bác đã dành cả một ngày hôm đó để nói về đồng chí Phạm Văn Lộc: “Chú Đồng làm nhiệm vụ nấu ăn cho Bác và cho các chú không phải vì chú ấy không có năng lực, ngược lại chú Đồng rất có khả năng, có thể đảm đương nhiều công việc quan trọng. Nhưng do tổ chức tin tưởng phân công chú ấy nấu ăn cho Bác và cho các chú, nên chú vui vẻ làm và làm việc gì cũng đến nơi đến trốn”, đ/c Phạm Văn Lộc xứng đáng với những lời nhận xét của Bác: “Trong lúc khó khăn gian khổ làm việc không chút nề hà, đến lúc nước nhà được độc lập cũng không mảy may đồi hưởng thụ…”. Là tấm gương sáng ngời của người chiến sỹ cách mạng, hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp là giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập tự do của tổ quốc.
Khuôn Tát có nghĩa là thung lũng có thác nước chảy, xưa kia chỉ có vài ba nóc nhà người Dao sinh sống, đường vào đến bản rất nhỏ chỉ bằng hai lòng bàn tay, rừng núi rậm rạp, thậm chí có cả thú dữ. Khuôn Tát đã thực sự đáp ứng được tiêu chí khi chọn nơi ở, làm việc cho Bác đó là: gần nước, gần dân, xa đường quốc lộ, thuận đường tiến, tiện đường thoái.
Dưới gốc đa Khuôn Tát có một bãi đất khá bằng phẳng Bác và anh em bảo vệ, giúp việc san lấp, ngụy trang làm sân để tập võ (môn thái cực quyền) và chơi môn thể thao bóng chuyền để rèn luyện sức khỏe. Họa sỹ Phan Kế An người được chơi bóng trực tiếp cùng với Bác kể lạ rằng: “Bác phát bóng, búng bóng, đệm bóng rất chắc chắn, nhưng tuổi già chỉ đỡ được những quả ở phía trước, hễ bên kia bị thua là cánh trẻ lại nhằm Bác mà bỏ nhỏ, những lúc ấy Bác thường cười và hô: “ A…bên kia truy tủ rồi Trường, Kỳ, Kháng, Chiến đâu?...về bảo vệ tủ”. Và cứ như thế tiếng cười lại vang lên giữa núi rừng Việt Bắc.
Một yếu tố không thể thiếu được khi chọn nơi ở cho Bác là phải gần suối, suối là nơi để Bác tắm giặt đảm bảo vệ sinh, câu cá cải thiện đời sống hàng ngày, an toàn bí mật, đi không để lại dấu. Trên đường sang lán ở của Bác, quý đoàn sẽ đi qua đoạn suối Khuôn Tát gợi lại cho chúng ta hình ảnh Bác đi bên bờ suối trên vai vác cành cây phơi chiếc áo chưa khô, hình ảnh đó đã làm rung động biết bao trái tim.
Vượt qua đoạn suối trước mắt đoàn chúng ta là đồi Nà Đình, nơi có lán Bác ở, làm việc (giai đoạn 1946-1954). Lán của Bác được làm theo kiến trúc nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày, Nùng tại ATK.
Bác giao ước: chiều cao có thể giơ tay với được, chiều rộng chỉ chải vừa hai chiếc chiếu, và được chia làm 2 gian gian, gian trong là nơi Bác nghỉ ngơi, gian ngoài là nơi Bác làm việc và tiếp khách. Bác nói rằng, dựng 1 căn lán nhỏ như vậy vừa dễ dựng, lại dễ phá cần tránh chỗ này đi chỗ khác; đồ dùng của Bác cũng rất đơn giải chỉ có một chiếc máy đánh chữ, quần áo đựng trong túi cói, tài liệu cho vào ống tre thấy địch từ xa thì quẳng vào bụi rậm, địch sẽ không phát hiện ra. Trên vách liếp nứa, Bác thường treo bộ quần áo chàm, một chiếc nón người Tày có quai rộng để khi Bác đi công tác, Bác cải trang thành người bản xứ rất an toàn. Sau căn lán là căn hầm có hai cửa thông ra hai khe suối đảm bảo đi không dấu.
Thời kỳ Bác ở Khuôn Tát, Người đã ký rất nhiều sắc lệnh quan trọng, trong đó có sắc lệnh phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, sắc lệnh SL/110, ngày 20/01/1948. Trong đó có phong quân hàm Đại tướng cho đ/c VNG khi mà tuổi đời của đ/c có 37 tuổi.
Và cũng chính tại căn lán nhỏ đơn sơ trên đồi Nà Đình, tại đây và đầu tháng 01/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi ra mặt trận Điện Biên Phủ đã lên Khuôn Tát để chào Bác và xin ý kiến chỉ đạo. Bác hỏi Đại tướng: “Chú đi xa như vậy có gì trở ngại không?”, Đại tướng thưa với Bác “Thưa Bác, cháu đi xa không có gì trở ngại, chỉ trở ngại một việc là không thường xuyên xin ý kiến của Bác và Chính phủ được”, ngay sau đó Bác giao nhiệm vụ cho Đại tướng: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận, tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định, có vấn đề gì khó khắn cứ bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định rồi báo cáo sau”. Trước khi chia tay Bác còn nhắc “trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. Chắc thắng thì đánh cho kỳ thắng, không chắc thắng kiên quyết không đánh”. Để thực hiện tư tưởng đó của Bác Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch đã quyết định thay đổi phương châm “Đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc” đã đưa chiến dịch Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi “Lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”.
Khuôn Tát là địa điểm Bác ở, làm việc lâu nhất trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây đã chứng kiến những ngày tháng gian nan vất vả và nghị lực phi thường của Bác, làm việc không kể ngày đêm. Từ đây mọi mệnh lệnh, chỉ thị, chủ trương, kế hoạch tác chiến đã được phát đi trong cả nước, đưa vị thế cách mạng Việt Nam lên tầm cao mới, góp phần vào cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của quân và dân ta đến thắng lợi hoàn toàn./.
Đến thăm Khuôn Tát, quý khách sẽ đến thắp hương tại bia tưởng niệm liệt sĩ Phạm Văn Lộc việt kiều Xiêm (Thái Lan), người bảo vệ, giúp việc, vinh dự được Bác đặt tên là Đồng. Từ năm 1928 ông Thầu Chín (Nguyễn Aí Quốc - Hồ Chí Minh) sang nước Xiêm - Thái Lan để hoạt động cách mạng, đồng chí Phạm Văn Lộc đã được Bác chọn đi theo để vận động cách mạng trong kiều bào, suốt từ đây đồng chí Phạm Văn Lộc đã gắn bó trở thành người cán bộ thân tín của Bác. Năm 1947 sau khi lên ATK Định Hóa Bác đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Lộc trực tiếp lo cấp dưỡng (nấu cơm) cho Bác và cho các đồng chí trong đội. Ngày mùng 3/5/1948 đồng chí Lộc bị sốt rét ác tính mất tại Khuôn Tát, Bác khóc thương như mất đi một người ruột thịt. Vào sinh nhật Bác 19/5/1948, Bác đã dành cả một ngày hôm đó để nói về đồng chí Phạm Văn Lộc: “Chú Đồng làm nhiệm vụ nấu ăn cho Bác và cho các chú không phải vì chú ấy không có năng lực, ngược lại chú Đồng rất có khả năng, có thể đảm đương nhiều công việc quan trọng. Nhưng do tổ chức tin tưởng phân công chú ấy nấu ăn cho Bác và cho các chú, nên chú vui vẻ làm và làm việc gì cũng đến nơi đến trốn”, đ/c Phạm Văn Lộc xứng đáng với những lời nhận xét của Bác: “Trong lúc khó khăn gian khổ làm việc không chút nề hà, đến lúc nước nhà được độc lập cũng không mảy may đồi hưởng thụ…”. Là tấm gương sáng ngời của người chiến sỹ cách mạng, hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp là giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập tự do của tổ quốc.