Địa chỉ: xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc
Tại khu di tích lịch sử ATK Định Hoá có một điểm đến- hành hương về cội nguồn báo chí cách mạng – nơi thành lập Hội nhà báo Việt Nam ở xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc. Tờ báo cách mạng đầu tiên là tờ “Le Paria” (Người cùng khổ), do Nguyễn Ái Quốc sáng lập- chủ bút ra số 1 (1/2/1922) tại Pari, thủ đô hoa lệ của cộng hoà Pháp. Ngày 21/5/1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập báo Thanh Niên tại Quảng Châu, cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng theo chủ nghĩa Mác- Lênin, nhằm đấu tranh giải phóng dân tộc. Tờ báo tạc tiền đề, đặt nền móng cho báo chí cách mạng hoạt động ở Thái Lan những năm 1928- 1930. Tiếp sau đó, nhiều tờ báo khác đã được ra đời như “Búa liềm” của Đông Dương Cộng sản Đảng; “Lao động” của Tổng công hội Bắc Kỳ; “Tranh đấu” của Trung ương Đảng…Đến trháng 6/1936 có 120 tờ báo của Đảng xuất bản bí mật và công khai, đã góp phần đến chuyển biến chính trị của nhân dân và những tờ báo của các nhóm tri thức yêu nước. Báo chí cách mạng trở thành vũ khí sắc bén vạch mặt tội ác, áp bức, bóc lột, sưu cao, thuế nặng của bộ máy cai trị thực dân Pháp. Đầu năm 1947, đoàn báo chí kháng chiến đã được thành lập tại ATK Định Hoá do đồng chí Xuân Thuỷ phụ trách. Năm 1949, báo “Cứu quốc” do đồng chí Xuân Thuỷ làm chủ nhiệm đã đặt Toà soạn, nhà in và nơi phát hành báo Cứu quốc ở xóm Roòng Khoa. Tại nơi đây, đồng chí Xuân Thuỷ tổ chức Ban chấp hành lâm thời của Hội những người viết báo Việt Nam gồm 15 nhà báo. Vào đầu buổi chiều ngày 21/4/1950, đại diện báo của Đảng, mặt trận và báo của các đoàn thể, Đài tiếng nói Việt Nam và Việt Nam thông tấn xã họp tại hội trường tám mái tại xóm Roòng Khoa. Đồng chí Xuân Thuỷ được Trung ương Đảng giao chủ toạ hội nghị. Trong thảo thuận nhiều đại biểu đã thấy rằng tên cũ “Đoàn báo chí kháng chiến” không thể hiện đầy đủ tính đoàn kết rộng rãi của giới báo chí nước ta, khi đó hoạt động cả ở vùng tự do, lẫn vùng địch tạm chiếm, Hội còn có nhiệm vụ lâu dài kiến thiết đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi. Vì vậy, Hội nghị quyết định thành lập và lấy tên là Hội những người viết báo Việt Nam, tức hội Nhà báo Việt Nam ngày nay. Hội nghị đã bầu ra Ban chấp hành Hội gồm 10 nhà báo do đồng chí Xuân Thuỷ làm Hội trưởng và hai phó Hội trưởng là đồng chí Đỗ Đức Dục (Báo Độc lập) và đồng chí Hoàng Tùng (Tạp chí Sinh hoạt nội bộ). Tổng thư ký là đồng chí Nguyễn Thành Lê (Báo cứu quốc)… cùng nhiều đồng chí khác là uỷ viên. Ngày 21/4/1950 đã trở thành ngày truyền thống của Hội Nhà báo Việt Nam. Hội nghị thành lập hội được xác định là đại hội lần thứ nhất. Tháng 9/1950, tại Đại hội III của tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ), họp ở Helsinki, thủ đô Phần Lan đã nhất chí công nhận Hội những người viết báo Việt Nam là một thành viên chính thức. Hội có 300 hội viên, sinh hoạt ở các chi bộ báo chí tại các liên khu 3, 4, 5 và Nam Bộ. Hàng tháng, thường trực hội tổ chức các cuộc thảo luận nghiệp vụ sôi nổi tại trụ sở Báo cứu Quốc ở Điềm Mặc, xoay quanh các vấn đề: quan điểm báo chí tư sản và vô sản; Tinh quần chúng và tính chân thật của báo; Cách viết tin và cách sử dụng các nguồn tin nước ngoài; Phân biệt báo chí với văn nghệ như thế nào… Địa điểm di tích thành lập hội nhà báo Việt Nam nằm ở bên sườn đồi Khẩu Goại, gần di tích nhà ở của đồng chí Hoàng Quốc Việt thời kỳ 1947-1950… vào năm 1950 hội trường tám mái của Tổng bộ Việt Minh và Hội Liên Việt được làm bằng cột gỗ tre, vầu, nứa. Hội trường có diện tích khoảng 90 m2… có bàn ghế được làm bằng cây vầu chôn cố định; với 4 mái trên, 4 mái dưới lợp bằng lácọ là nơi hội tụ, hpọ hành, đại hội của Báo Cứu quốc, Hội nông dân, Phụ nữ cứu quốc, Uỷ ban bảo vệ hoà bình thế giới… bên cạnh là nhà sàn của ông Triệu Đình Quân. Địa điểm thành lập Hội nhà báo Việt Nam, di tích ghi dấu sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh- Người khai sinh Báo chí cách mạng, người thầy mẫu mực của các nhà báo. Bác để lại hơn 2000 bài báo các loại, gần 300 bài thơ, gần 500 trang truyện và ký… Người còn sáng lập ra 9 tờ báo, hàng loạt các tờ báo ra đờitheo quan điểm tư tưởng của Người như: Sự thật, Vệ quốc quân, Tập san sinh hoạt nội bộ, báo nhân dân… đưa báo chí cách mạng Việt Nam thành (người lãnh đạo tập thể, tổ chức tập thể…) Di tích nơi thành lập Hội nhà báo việt Nam đã dựng bia ghi dấu sự kiện được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia.