Nơi ra đời Ban Kiểm tra Trung ương

26/09/2017

Di tích nơi thành lập Ban Kiểm tra Trung ương tiền thân của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng. vào ngày 16/10/1948, Ban Thường vụ TW Đảng ra Nghị quyết thành lập Ban Kiểm tra Trung ương do đồng chí Trường Chinh ký với bút danh là Thận.

Ban Kiểm tra Trung ương lúc đó được thành lập có đồng chí:

Trần Đăng Ninh – Ủy viên Trung ương Đảng

Nguyễn Thanh Bình – Ủy viên Thường vụ khu ủy

Hà Xuân Mỹ (Hà Minh Quốc) – Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy

Lúc này, đồng chí Trần Đăng Ninh được cử làm Trưởng ban Kiểm tra Trung ương chuyên trách đầu tiên của Đảng, các phái viên được bổ sung dần và thời kỳ đông nhất có 23 đồng chí được điều động từ các Ban Thường vụ Tỉnh ủy từ Liên khu V trở ra như: Lê Thanh, Đặng Việt Lâm, Hoàng Phú, Mai Công Thiệp, Trần Tấn, Trần Linh, Nguyễn Thành Tân, Nguyễn Danh Phan, Trần Thọ, Lê Quang Hợp, Hà Văn Tuyên, Hoàng Điền, Bùi Khiết, Tạ Quang, Lê Công Hoạch, Vũ Minh, Quang Sơn, Kỳ Nam, Nguyễn Hữu Lê đồng chí Thuần và Nhiên.

Cựu chiến binh Mông Chí Đệ chủ đất đồ Pụ Miếu con ông Mông Chí Bằng kể lại: “Vào hồi năm 1948, ông Trần Đăng Ninh thường gọi là ông Đỗ ở gia đình ông Bằng rồi lên đồi Pụ Miếu, xóm Phụng Hiển, xã Thanh Định nay là xã Điềm Mặc là đất của nhà dựng lán cho Ban Kiểm tra Trung ương. Con gái ông Ninh tên Hạnh tầm tuổi ông Mông Chí Đệ vẫn cùng trông em ở nhà sàn, khi chuyển nhà ra đồi Pụ Miếu vẫn qua chơi với nhau. Vào giờ nghỉ chiều, ông Ninh thường hay ra câu ếch ở bờ ao nhà ông Bằng và các trằm lầy, sâu nhiều lươn, ếch, trạch… các đồng chí Ủy ban Kiểm tra cong thả rau muống ở áo Thẩm Pa”.

Trưởng ban và các đồng chí cán bộ ở và làm việc trên căn nhà dài trên 20m, ngăn thành từng gian, có 1,2 gian cùng văn thư, hành chính, hậu cần thực hiện nhiệm vụ theo phương thức phái viên là chính. Các cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện theo sự chỉ đạo có việc Trung ương Đảng, Chính phủ giao. Có việc do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ thị như chính sách đối với Tôn giáo, dân tộc, trí thức, chính sách mặt trận, chính sách cán bộ, chính sách đối với quân đội , thực hiện các việc đối với thanh tra nhà nước và quân đội.

Trưởng ban đồng chí Trần Đăng Ninh, cong kiêm nhiệm chức Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, nghĩa là Ban Kiểm tra Trung ương Đảng còn làm nhiệm vụ thuộc lĩnh vực nghành Kiểm tra Đảng và công tác thanh tra mà Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó. Ví dụ: vụ gián điệp H122 ở quân khu Việt Bắc, vụ hóa chất miền nam ở Liên khu V, việc thuyết phục Giám mục Lê Hữu Tù ở Bùi Chu, Nam Định hay Phát Diệm và Vua Mèo Vương Chí Sình ở Đồng Văn, Hà Giang ủng hộ Chính phủ kháng chiến.

Trưởng ban đồng chí Trần Đăng Ninh, chỉ đạo thực hiện kiểm tra việc chấp hành Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về chỉ đạo chiến tranh, chuẩn bị kháng chiến, chống tham ô của các tỉnh ủy thuộc Liên khu Việt Bắc, kiểm tra nội bộ cơ quan Hoa kiều vụ, cùng Ban Bảo vệ của Quân đội giải quyết các vụ án Trần Dụ Châu – Cục trưởng Cục Quân nhu Bộ Quốc phòng. Khi trưởng ban đi công tác các đồng chí còn lại trực tiếp làm nhiệm vụ của Tổng Bí thư Trường Chính giao như: kiểm tra tình hình quân Pháp đánh chiếm các vùng công giáo tập chung ở Bùi Chu, Nam Định ở Phát Diệm, Ninh Bình; xử lý các vụ trưởng ở cơ quan Hoa kiều vụ.

Ông Hà Xuân Mỹ – nguyên Bí thư Đảng ủy khối Kinh tế Trung ương kể lại: Vào thời gian thành lập Ban Kiểm tra Trung ương có nhiều cơ quan như văn phòng Trung ương Đảng nơi làm việc của đồng chí Trường Chinh, bộ phận biên tập, phóng viên báo Sự Thật, đồi Điện Ảnh nơi chiếu duyệt phim. Vào độ cuối tháng 10, tháng 11 năm 1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và làm việc với Ban Kiểm tra Trung ương Bác có hỏi đồng chí Trần Đăng Ninh:

–        Chú là trưởng ban vậy ai là phó ban?

Rồi hỏi thăm tình hình sức khỏe mọi người, đời sống của cán bộ và tình hình công tác… Ông Hà Xuân Mỹ cưới vợ tại đây đúng vào dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám thành công có đồng chí Hồ Tùng Mậu làm chủ hôn, cơ quan có thịt bò chia cho mỗi ngừơi một ít, dự đám cưới chiến khu có đồng chí Hoàng Tùng, đồng chí Tô Quang Đẩu, Đinh Thị Cẩn, Hoàng Thị Ái, Hà Giang… anh cả Nguyễn Lương Bằng. Trưởng ban Tài chính quản trị từng đến làm việc tại đồi Pụ Miếu.

Đồng chí Trần Đăng Ninh ở và làm việc tại đồi Pụ Miếu, xóm Phụng Hiển năm 1948-1950 khi được Trung ương chuyển sang là Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp mới sang xã Thanh Định nhận nhiệm vụ mới cho đến tháng 3/1951 sau Đại hội Đảng toàn quốc lần II (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đồng chí Hồ Tùng Mậu được bổ nhiệm là Trưởng ban Ban Kiểm tra Trung ương.

Ông Lường Văn Lược người dân xóm Phụng Hiển 86 tuổi (2008) kể lại: Ông Lược cùng ông Mông Chí Bằng và vài ba người dân được làm lán giúp cho Ban Kiểm tra Trung ương, ở Phụng Hiển lúc đó chỉ có 6 nóc nhà ở rải rác. Nhà dài ở của Ban Kiểm tra Trung ương dài độ 20m, rộng khoảng 4 – 5m bằng Vầu Cọ, ngăn làm 8, 9 phòng, mỗi phòng chia làm 2, bên ngoài làm việc bên trong dùng để ngủ, nghỉ. Ngoài ra, còn có vài ba ngôi nhà nhỏ, hội trường, bếp ăn tập thể, sân chơi, chuồng ngựa, kho quân nhu, hầm hào tăng xê… lứa chúng tôi thường ra vào sân chơi luôn, thấy anh Đỗ cùng các anh em ăn uống kham khổ, ăn toàn ngô bung, khoai, sắn vaò ngày rằm ngày tết nhân dân thường mời các anh về nhà ăn tết. Dân được dặn dò phải giữ bí mật bảo vệ cơ quan, cán bộ với nguyên tắc: “không nghe, không biết, không thấy.”

Công tác thanh tra, kiểm tra bước đầu giúp Trung ương Đảng và Chính phủ củng cố được lòng tin với nhân dân, chiến sỹ, nhân sỹ, trí thức tôn giáo của đồng bào dân tộc đối với Lãnh đạo Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh củng cố thêm mối quan hệ bền chặt giữa Chính phủ và nhân dân.

Đồi Pụ Miếu nay còn lưu giữ dấu tích cây Gội cổ thụ, vòng thân bốn người ôm không hết, bốn nhánh lên tươi xanh xung quanh, cột mốc ghi dấu nơi làm việc của Ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Gia đình ông Mông Chí Đệ còn lưu giữ chiếc áo dạ dài đến đầu gối nặng trên 3kg do đồng chí Trần Đăng Ninh tặng cho ông Mông Chí Bằng – người hiến đất cho Ban Kiểm tra Trung ương ở và làm việc. Ông Đệ đã hiến tặng cho Nhà Trưng bày – Bảo tàng ATK Định Hóa làm kỷ vật về một thời hào hùng gắn với đồng chí Trần Đăng Ninh – một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng và Nhà nước và Quân đội ta với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc./.

 

Tin liên quan