Địa điểm di tích cơ quan Tiểu Ban Nông Vận Trung ương và Hội...

22/03/2010

Địa điểm di tích cơ quan Tiểu Ban Nông Vận Trung ương và Hội Nông Dân Cứu Quốc Việt Nam ở xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá. Đầu năm 1950, ATK Định Hoá được xây dựng, củng cố ngày càng vững chắc, xã Thanh Định (nay là xã Điềm Mặc) là một trong những địa phương tập trung nhiều cơ quan Trung ương. Ở Roòng Khoa còn tập trung các cơ quan như: Tổng bộ Việt Minh, Mặt trận Liên Việt, báo Cứu Quốc, Hội Phụ Vận, Nông Vận, Thanh Vận… Sau ngày độc lập, Hội Nông Dân khi ra đời mới có tổ chức ở các cấp làng, xã, tỉnh. Từ khi thành lập Mặt trận Việt Minh (tháng 5 năm 1941) mới hình thành hội ở nghị quyết, và một số địa phương, nhưng hoạt động còn rời rạc, nhiều địa phương có không ít phú nông, địa chủ tham gia vào ban chấp hành hội, một số vùng có đồng bào công giáo, vùng địch tạm chiếm, miền núi tuy đã có tổ chức, nhưng hoạt động còn hạn chế. Ngày 5/12/1948, Ban thường vụ Trung ương Đảng có quyết định số 50/QN/TƯ, thành lập các ban và tiểu ban của Đảng trong đó có tiểu Ban Nông Vận thuộc ban tổ chức Trung ương, góp sức vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ đến với nông dân. Từ năm 1949-1952 cơ quan của Tiểu ban Nông vân Trung ương và Hội Nông dân Cứu quốc Việt Nam được đặt tại xóm Roòng Khoa, xã Thanh Định, nay là xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá. Ông Trương Ngọc Uẩn lúc đó là chánh văn phòng Tiểu ban Nông vận Trung ương, ông Nguyễn thiện là nhân viên đánh máy văn phòng Trung ương, cơ quan lúc đó có khoảng 20 người, đồng chí Hồ viết Thắng uỷ viên Trung ương Đảng là Trưởng ban Tiểu ban Nông vận, phó ban là đồng chí Trần Đào, Nguyễn Hữu Thái. Bộ phận hành chính gồm đồng chí Đức đánh máy, đồng chí Tuấn in Li tô, đồng chí Dương, ông Trọng làm cấp dưỡng, cán bộ chuyên môn có đồng chí Trần Đức Thịnh, Phạm Khắc Soạn, Trương Hoàng Hà, Lê Du, Trịnh Trương, Nguyễn Hữu Đàm, Nguyễn Thanh Phong. Anh em trong cơ quan thường xuyên thay nhau đi cơ sở nắm tình hình của các liên khu, tỉnh, chỉ đạo, vận động phong trào thi đua yêu nước. Nông dân tuyên truyền đóng thuế nông nghiệp… chính sách giảm tô, giảm thuế tiến tới chuẩn bị cải cách ruộng đất, Trung ương Đảng tăng cường cho hội một số đồng chí ở miền Nam ra: Nguyễn Đại, Dân Tôn Tử, Khu V có đồng chí Nguyễn Văn, Khu III có đồng chí Nguyễn Mạnh Hồng… Vào năm 1952 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm và làm việc với Tiểu ban Nông vận Trung ương và Hội Nông dân cứu quốc Việt Nam. Về nhiệm vụ của Tiểu ban Nông vận Trung ương là xây dựng các Hội Nông dân Cứu Quốc, truyền đạt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, vận động giảm tô, giảm tức, cấp ruộng đất cho nông dân, tăng gia sản xuất chống đói, tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, xoá nạn mù chữ, tập huấn quân sự tại các vùng tự do. Tiểu ban Nông vận Trung ương và Hội Nông dân Cứu Quốc Việt Nam tuyên truyền phát động quần chúng thực hiện chính sách mới, thành lập đội công tác đến các tỉnh, mở cuộc vận động giảm tô, giảm tức, cải cách ruộng đất… góp phần tạo ra động lực và đem lại quyền lợi thiết thực cho nông dân nhiều vùng tự do nỗ lực thi đua kháng chiến kiến quốc. Trong thư gửi Hội nghị Chủ tịch Hồ chí minh đánh giá cao vị trí, vai trò và tiềm lực lớn lao của giai cấp nông dân cả nước trong đấu tranh giành chính quyền và sự nghiệp kháng chiến. Các đại biểu Hội nghị nhất trí thành lập Hội Nông dân Cứu Quốc Trung ương (sau đổi Ban liên lạc nông dân toàn quốc) và bầu ra Ban chấp hành lâm thời Hội gồm các đồng chí Hồ Viết Thắng (Trưởng ban), Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Mạnh Hồng, các đồng chí Đài, Di, Thường, Hùng. Được sự đồng ý của Trung ương sau khi làm công tác chuẩn bị, Ban liên lạc nông dân toàn quốc quyết định triệu tập Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ hai (tháng 3 năm 1951) tại thôn Quắc, xã bình Nhân, huyện Chiêm Hoá, hơn 100 đại biểu về dự, hội nghị đánh giá phong trào nông dân, hoạt động của tổ chức hội và quán triệt nhiệm vụ Hội nông dân trước yêu cầu, nhiệm vụ đưa cuộc kháng chiến đến toàn thắng. Tổng bí thư trường Chinh đến dự và phát biểu về tuyên ngôn và chính cương của Đảng, chủ trương của Đảng đối với nông dân và chính sách ruộng đất. Địa điểm di tích được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam dựng nhà bia ghi dấu sự kiện nơi làm việc của Tiểu ban Nông vận Trung ương và Hội Nông dân cứu quốc Việt Nam, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hoá. Theo BQL ATK

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH

ĐƯỢC UBND TỈNH XẾP HẠNG

STTTÊN CÁC DI TÍCH ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNGSỐ QUYẾT ĐỊNH1Di tích lịch sử Chùa Hang, xã Bảo Cường, huyện Định Hoá.Số 181/UB-QĐ

Ngày 31/3/1994

(QĐ bảo vệ di tích)

2Di tích Lịch sử Chùa Phú Mỹ, xã Lương Phú, huyện Phú Bình.Số 1718/QĐ-UB

Ngày 22/7/2004.

3Di tích Kiến trúc Nghệ thuật Chùa Tây Phúc, xã Tân Phú, huyện Phổ Yên.Số 1719/QĐ-UB

Ngày 22/7/2004.

4Di tích Lịch sử Địa điểm khai sinh ngành Điện ảnh và Nhiếp ảnh Cách mạng Việt Nam (1953), xã Điềm Mặc, huyện Định Hoá.Số 1720/QĐ-UB

Ngày 22/7/2004.

5Di tích Lịch sử – Văn hoá đền Đan Hà, xã Thành Công, huyện Phổ Yên.Số 2773 QĐ-UB

Ngày 12/11/2004.

6Di tích Lịch sử – Văn hoá đền Đồng Thụ, xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên.Số 2774 QĐ-UB

Ngày 12/11/2004.

7Di tích Lịch sử – Văn hoá chùa Đôi Cao, xã Tân Hương, huyện Phổ Yên.Số 2775 QĐ-UB

Ngày 12/11/2004.

8Di tích Lịch sử – Văn hoá đình Thù Lâm, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên.Số 2776 QĐ-UB

Ngày 12/11/2004.

9Di tích lịch sử – Nghệ thuật đền Giá, xã Đông Cao, huyện Phổ Yên.Số 2777 QĐ-UB

Ngày 12/11/2004.

10Di tích Lịch sử Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Trường thiếu nhi rẻo cao Khu tự trị Việt Bắc, phường Quang Vinh, Thành phố Thái Nguyên.Số 2779 QĐ-UB

Ngày 12/11/2004.

11Đền Công Đồn: Đình – Chùa Úc Sơn, thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình:

–        Điếm Sắc:

–        Chùa úc Sơn:

–        Đình úc Sơn:

Số: 175/QĐ-UB

Ngày 27/01/2005.

12Đình – Chùa Phi Long, xã Tân Đức, huyện Phú Bình

 

Số: 176/QĐ-UB

Ngày 27/01/2005.

13Đình – Đền – Chùa Cầu Muối, xã Tân Thành, huyện Phú Bình:

– Đình – Chùa Cầu Muối

– Đền Thượng

– Đền Công Đồn

Số: 175/QĐ-UB

Ngày 27/01/2005.

14Di tích lịch sử văn hoá đình và chùa Lũ Yên, xã Đào Xá, huyện Phú Bình.Số: 200/QĐ – UB.

Ngày 25/01/2006.

15Di tích lịch sử Kè Lũ Yên, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến kiểm tra công tác chống hạn (1958) xã Đào Xá, huyện Phú Bình.Số: 201/QĐ – UB.

Ngày 25/01/2006.

16Di tích lịch sử văn hoá đình Giã Thù và Chùa Di, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên.Số: 202/QĐ – UB.

Ngày 25/01/2006.

17Di tích lịch sử: Địa điểm thành lập đội cứu quốc quân Phạm Hồng Thái và chùa Thiên Tây Trúc, xã Quân Chu, huyện Đại Từ.Số: 203/QĐ-UBND.

Ngày 25/01/2006

18Di tích lịch sử văn hoá đình Phúc Duyên, xã Tân Hương, huyện Phổ YênSố: 204/QĐ-UBND.

Ngày 25/01/2006.

19Di tích lịch sử văn hoá chùa Hồng Long, Phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên.Số: 2499/QĐ-UBND.

Ngày 08/11/2006.

20Di tích lịch sử Khu lưu niệm tiến sĩ Nguyễn Cấu, xã Tân Hương và xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên.Số: 2500/QĐ-UBND.

Ngày 08/11/2006.

21Di tích lịch sử đền chùa Na Thức (đền Tăng) xã Phú Lạc, huyện Đại Từ.Số: 2502/QĐ-UBND.

Ngày 08/11/2006.

22Di tích lịch sử: Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Tân Long, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương.Số: 05/QĐ-UBND.

Ngày 04/01/2006.

23Di tích lịch sử: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm trường Chính trị (trường Đảng) tỉnh Thái Nguyên, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.Số: 06/QĐ-UBND.

Ngày 04/01/2006.

24Di tích lịch sử-văn hoá đình – đền Đồng Tâm, xã Đồng bẩm, huyện Đồng Hỷ.Số: 07/QĐ-UBND.

Ngày 04/01/2006.

25Di tích lịch sử- văn hoá đình Phù Hương, xã Tân Hương, huyện Phổ YênSố: 08/QĐ-UBND.

Ngày 04/01/2006.

26Di tích lịch sử văn hoá đình Bảo Nang, xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ.Số: 09/QĐ-UBND.

Ngày 04/01/2006.

27Di tích lịch sử: chùa Bá Xuyên, phường Lương Châu, thị xã Sông Công.Số: 10/QĐ-UBND.

Ngày 04/01/2006.

28Di tích lịch sử: Cơ quan Nông vận Trung ương và Hội nông dân cứu quốc Việt Nam, xã Điềm Mặc, huyện Định HoáSố: 11/QĐ-UBND.

Ngày 04/01/2006.

29Di tích lịch sử văn hoá đền Hích, xã Hoà Bình, huyện Đồng HỷSố: 369/QĐ-UBND

Ngày 28/2/2007

30Di tích lịch sử Địa điểm thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ huyện Võ Nhai, xóm Cao Lầm, xã Phú Thượng.Số 370/QĐ-UBND

Ngày 28/2/2007

31Di tích lịch sử văn hoá đền Long Giàn, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ.Số 69/QĐ-UBND

Ngày 14/1/2008

32Di tích lịch sử văn hoá đền Gốc Sấu (Đền Kim Sơn) xã Đồng Bẩm, huyện Đồng Hỷ.Số 70/QĐ-UBND

Ngày 14/1/2008

33Cụm di tích: Địa điểm đình Cù Vân nơi mít tinh phát động tổng khởi nghĩa giải phóng thị xã Thái Nguyên (8/1945) và đền Bãi Chè, xã Cù Vân, huyện Đại Từ.Số 251/QĐ-UBND

ngày 01/02/2008

34Di tích lịch sử: Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm trường Trung học phổ thông Lương Ngọc Quyến Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.Số 3342/QĐ – UBND, ngày 24/12/200835Di tích lịch sử: Địa điểm trận địa pháo phòng không bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 1000 trên miền Bắc Tổ 8, phường Tân Lập, thành phố Thái Nguyên.Số 3338/QĐ – UBND

Ngày 24/12/2008

36Di tích lịch sử: Đền Mẫu Phường Phố Cò, thị xã Sông CôngSố: 2782/QĐ – UBND, ngày06/11/200837Di tích lịch sử: Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn Phường Quan Triều, thành phố Thái Nguyên.Số: 2463/QĐ – UBND

ngày 13/10/2008

38Di tích lịch sử: Đình và chùa Đại Lễ, xã Bảo Lý, huyện Phú BìnhSố: 2466/QĐ-UBND ngày 13/10/200839Di tích lịch sử: Đền Trình, thị trấn Giang Tiên, huyện Phú LươngSố: 2465/QĐ-UBND ngày 13/10/200840Di tích kiến trúc – nghệ thuật: Đình và chùa An Châu xã Nga My, huyện Phú BìnhSố: 2462/QĐ-UBND ngày 13/10/200841Di tích lịch sử văn hóa: Đình và Chùa Trung Đài

xã Cù Vân, huyện Đại Từ

Số: 2461/QĐ-UBND ngày 13/10/200842Di tích lịch sử: Địa điểm thanh niên xung phong Đại đội 915 hy sinh ở Lưu Xá phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên.Số: 2460/QĐ-UBND ngày 13/10/200843Cụm di tích lịch sử văn hóa: Đình, Chùa làng Quyên – Hóa, xã Bảo Lý, huyện Phú BìnhSố: 2309/QĐ-UBND ngày 30/9/200844Di tích lịch sử – văn hóa: Đình và Chùa Xuân Trù, xã Tiên Phong, huyện Phổ YênSố: 237/QĐ-UBND ngày 03/02/200945Di tích lịch sử: Địa điểm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm tổ Đảng và Văn phòng Bộ tổng chỉ huy ở Đồng Quán, xã Dân Tiến, huyện Võ NhaiSố: 239/QĐ-UBND ngày 3/02/200946Di tích lịch sử: Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Vang, xã Liên Minh, huyện Võ NhaiSố: 238/QĐ-UBND ngày 03/02/200947Di tích lịch sử văn hóa: Đình và Chùa Lũa, xã Tân Đức, huyện Phú BìnhSố: 635/QĐ-UBND ngày 30/3/200948Di tích lịch sử văn hóa: Đình Lộng, xã Nhã Lộng, huyện Phú BìnhSố: 177/QĐ-UBND ngày 21/01/200949Di tích lịch sử văn hóa: Đình và Chùa Triều Dương, xã Nhã Lộng, huyện Phú BìnhSố: 178/QĐ-UBND ngày 21/01/200950Di tích lịch sử văn hóa: Đình Thanh Giang, xã Đắc Sơn, huyện Phổ YênSố: 236/QĐ-UBND ngày 03/02/200951Di tích lịch sử văn hóa: Đình Úc Kỳ, xã Úc Kỳ, huyện Phú BìnhSố: 2052/QĐ-UBND ngày 26/08/200952Di tích lịch sử văn hóa: Đình, Chùa Lềnh, xã Tân Đức, huyện Phú BìnhSố: 2585/QĐ-UBND ngày 13/10/200953Di tích lịch sử văn hóa: Chùa Sơn Dược, xã Bình Thuận, huyện Đại TừSố: 1999/QĐ-UBND ngày 19/08/200954Di tích lịch sử: Địa điểm thành lập Trung đoàn Tu Vũ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ở Gò Pháo (1949), xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên.Số: 1423/QĐ-UBND ngày 22/06/200955Di tích lịch sử văn hóa: Đình và Chùa Bàn Đạt, xã Bàn Đạt, huyện Phú BìnhSố: 2053/QĐ-UBND ngày 26/08/200956Di tích lịch sử văn hóa: Đình Bằng Cầu và Chùa Pheo, xã Kha Sơn, huyện Phú BìnhSố: 2987/QĐ-UBND ngày 13/11/200957Di tích lịch sử và thắng cảnh: Hang Huyện, xã Tràng Xá, huyện Võ NhaiSố: 2586/QĐ-UBND ngày 13/10/200958Di tích lịch sử văn hóa: Chùa Niếng, xã Lương Sơn, thành phố Thái NguyênSố: 2054/QĐ-UBND ngày 06/08/200959Di tích lịch sử văn hóa: Đình Đoài, xã Hà Châu, huyện Phú BìnhSố: 330/QĐ-UBND ngày 10/02/201060Di tích lịch sử văn hóa: Đình – Chùa An Mỹ, xã Tân Đức, huyện Phú BìnhSố: 229/QĐ-UBND ngày 29/01/201061Di tích lịch sử văn hóa: Chùa – Nghè Hản, xã Tân Đức, huyện Phú Bình.Số: 228/QĐ-UBND ngày 29/01/2010



Theo Bảo tàng

Tin liên quan