Các điểm Di tích lịch sử ATK Định Hóa

12/04/2018

I. XÃ ĐIỀM MẶC

  1. Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khau tý, xóm Bản Quyên(nơi Bác ở làm việc đầu tiên tại chiến khu Việt Bắc)

Vào 20/05/1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng 8 chiến sĩ bảo vệ, giúp việc Bác đặt tên: “ Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi”…đã xây dựng “Phủ Chủ tịch đầu tiên”

tại đồi Khau Tý, thôn Điềm Mặc, xã Thanh Định nay là xã Điềm Mặc thuộc An toàn khu (ATK) Định Hóa. Tại đây Bác viết bài thơ “Cảnh khuya”:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Từ Phủ Chủ tịch ở đồi Khau Tý Hồ Chủ tịch viết thư cho Ban tổ chức lấy ngày 27/7/1947 là ngày “Thương binh toàn Quốc”. Tháng 10/1947 quân Pháp tấn công lên Việt Bắc,

tại đồi Khau Tý, Bác hoàn thành cuốn sách “Sửa đổi lối làm việc” với bút danh X.Y.Z, gồm 6 phần: I – Phê bình và sửa chữa; II – Mấy điều kinh nghiệm; III – Tư cách và

đạo đức cách mạng; IV – Vấn đề cán bộ; V – Cách lãnh đạo; VI – Chống thói ba hoa. Người căn dặn “Phải sửa đổi lề lối làm việc của Đảng”. Còn vật chứng là cây Trám,

cây đa cổ thụ, vầng hoa râm bụt Bác trồng. Lán Bác Hồ ở Khau Tý được phục dựng 2006.

  1. Địa điểm nơi ở, làm việc của đồng chí Hoàng Quốc Việt ở xóm RoòngKhoa.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Ủy viên thường vụ Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng bộ Việt Minh ở, làm việc tại đồi Khẩu Goại, xóm Roòng Khoa năm 1947 -1951.

  1. Địa điểm nơi ở và làm việc của đồng chí Võ Nguyên Giáp 1947 ở xóm Khẩu Tràng.

Nơi ở và làm việc của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp ở Bản Giáo (cùng sống ở đây có mẹ, vợ và con của đại tướng)

  1. Nhà ông Nguyên Văn Lá, xóm Đồng Mụa.

Nơi đồng chí Tôn Đức Thắng – Phó ban Thường trực Quốc hội (cùng gia đình) ở, làm việc năm 1948.

  1. Địa điểm Tổng Bí thư Trường Chinh ở Khuổi Khê, xóm Phụng Hiển

Nơi Tổng Bí thư Trường Chinh ở, làm việc năm 1947 đến giữa năm 1948 tại đồi Khuổi Khê, phần đất gia đình bà Phùng Thị Vân.

  1. Địa điểm Nhà họp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ở xóm Roòng Khoa

Tại đồi Khẩu Goại xóm Roòng Khoa năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp lãnh đạo Đảng và Chính phủ chỉ đạo cuộc kháng chiên chống thực dân Pháp xâm lược.

  1. Địa điểm kho Quân Nhu ở xóm Tú Lăng (Bình Nguyên)

Địa điểm kho Quân Nhu – Cục Quân nhu cất giữ vũ khí, lương thực, quân trang 1947 – 1949.

  1. Nhà ông Nông Đình Lăng, ở xóm Bản Bắc

Đồng chí Tôn Đức Thắng ở, làm việc tại nhà ông Nông Đình Lăng (dài 13 – 15m, rộng 8 – 10m) sau nhà có hội trường làm việc, hội họp.

  1. Địa điểm cơ quan Trung ương Hội Phụ nữ cứu Quốc (1949 – 1951), ở xóm Bản Quyên

Cuối năm 1949 Trung ương Hội phụ nữ cứu quốc về Điềm Mặc, đóng tại đồi Pù Ngạm Ngà – đồi Hoàng Ngân để tưởng nhớ chị Bí thư Hoàng Ngân (Phạm Thị Vân) mất tại đây. Các đồng chí ở Trung ương và Bác Hồ từng về dự, họp, làm việc với thường trực hội.

  1. Địa điểm di tích Cục Quân lực ở xóm Bản Hóa

Địa điểm di tích nơi đặt cơ quan Cục Quân lực (1948 – 1952)

  1. Địa điểm di tích nơi thành lập Ủy ban kiểm tra T.Ư Đảng (Ban kiểm tra T.Ư) tại đồi Pụ Miếu, xóm Phụng Hiển.

Nơi thành lập Ban kiểm tra Trung ương (nay là Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng) năm 1948. Nơi đồng chí Trần Đăng Ninh Trưởng ban kiểm tra T.Ư, ở làm việc (1948 – 1950).

  1. Địa điểm di tích Cục Thông tin

Địa điểm di tích cơ quan Cục Thông tin, Bộ Quốc phòng tại xóm Bắc Chẩu (1948 – 1952)

  1. Địa điểm hầm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ở xóm Khẩu Hấu.

Là một trong số những địa điểm có lán làm việc bí mật, an toàn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và văn phòng Bộ Tổng tư lệnh di chuyển đến làm việc vài ba tháng trong thời gian từ

1949 đến 1953, còn dấu tích hầm.

  1. Địa điểm tòa soạn báo Cứu Quốc tại xóm Roòng Khoa.

Nơi đồng chí Xuân Thủy, thường trực bộ Việt Minh, Tổng biên tập báo Cứu Quốc cùng các đồng chí biên tập, phóng viên đặt cơ quan trên phần đất nhà ông Triệu Đình Quân, Phó

chủ tịch UBHCKC xã Thanh Định, chủ nhiệm Việt Minh xã Thanh Định (nay là xã Điềm Mặc) (1947 – 1953).

  1. Địa điểm khai sinh ngành Điện ảnh và Nhiếp ảnh cách mạng tại Đồi Cọ, Bản Bắc 1953.

Nơi đây nguyên là khu nhà khách của Trung ương Đảng. Nơi Hoàng thân Xuphanuvông từng ở làm việc, sau khi di dời phòng điện nhiếp ảnh (ĐANA) của Nha Thông tin tiếp quản. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Quốc doanh chiếu bóng và chụp ảnh (1953) khai sinh ngành Điện ảnh và Nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam, tiền thân của cục điện ảnh và hội nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam. Tại đây có các lán làm việc, làm ảnh, phim tài liệu… hội trường rộng 5 gian, hai tầng lát lán gỗ, cầu thang ở giữa có rạp chiếu phim lớn nhất Chiến khu Việt Bắc.

  1. Địa điểm thành lập Hội nhà báo Việt Nam tại xóm Roòng Khoa

Năm 1950 tại hội trường 8 mái của Tổng bộ Việt Minh, vào chiều ngày 21/4/1950 đã diễn ra Đại hội thành lập Hội nhưng người viết báo Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam, bầu

ra Ban chấp hành gồm 10 nhà báo, đồng chí Xuân Thủy làm hội trưởng, đ/c Nguyên Thành Lê làm Tổng thư ký và đ/c Phạm Văn Thỏa làm Phó Tổng thư ký. Hai phó hội trưởng là

Đô Đức Dục (Báo Độc Lập) và Hoàng Tùng (Tạp chí sinh hoạt nội bộ). Hội những người viết báo miền Nam được Nhà nước công nhận tại Nghị định số 223/NV-H ngày 2/6/1950

của Bộ nội vụ. Ngày 21/4/1950 đã trở thành ngày truyền thống của Hội. Đã lập bia di tích tôn tạo khuôn viên.

  1. Địa điểm di tích nơi làm việc của Chánh Văn phòng T.Ư Đảng Lê Văn Lương ở xóm Phụng Hiển.

Tại đồi A2, đống chí Lê Văn Lương – Chánh Văn phòng cùng các bộ phận văn phòng T.Ư Đảng ở làm việc 1947.

  1. Địa điểm cơ quan Kho bạc Nhà nước tại nhà cụ Thạnh, xóm Bản Bắc.

Năm 1947, một bộ phận cơ quan Kho bạc nhà nước đặt cơ quan tại gia đình cụ Thạnh thời gian đầu sau mới di chuyển dần lên ATK Định Hóa.

  1. Nơi thành lập Ủy ban bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam (Ủy ban Hòa bình Việt Nam) ở Roòng Khoa.

Nơi ra đời Ủy ban bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam (Nay là Ủy ban Hòa bình Việt Nam)

Ngày 19/11/1950, tại Hội trường 8 mái của Tổng bộ Việt Minh ở xóm Roòng Khoa, xã Thanh Định (nay là xã Điềm Mặc) đã diễn ra Hội nghị thành lập Ủy ban bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam. Hồ Chủ tịch giao nhiệm vụ cho đồng chí Xuân Thủy thường trực Tổng bộ Việt Minh (từ tháng 3/1951 là Mặt trận Liên Việt, Tổng biên tập Báo Cứu quốc chủ trì Hội nghị thành lập. Đến dự có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Tôn Đức Thắng…có 54 đại biểu, đại diện cho các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân.

Có đại biểu của phong trào kháng chiến Lào có Hoàng thân Xuphanuvông đến dự và đại diện của Cam Pu Chia. Chủ tịch Hồ Chí Minh có gửi thư tới hội nghị. Đã lập bia di tích, tôn tạo khuôn viên.

  1. Địa điểm cơ quan Ban Dân vận Trung ương ở xóm Bản Lá

Từ ngày mùng 10 đến ngày 15/2/1949, tại Việt Bắc Hội nghị cán bộ Dân vận Trung ương lần thứ nhất được tiến hành. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự. Hội nghị đề ra chủ trương:

Tích cực chấn chỉnh công tác dân vận của Đảng, thống nhất mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt, chính sách và phương châm vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, trí

thức, tư sản, địa chủ, tôn giáo, dân tộc thiểu số, hoa kiều, công tác dân vận trong vùng tạm chiến.

  1. Địa điểm di tích Cơ quan Tiểu ban Nông vận Trung ương và Hội Nông dân Cứu Quốc Việt Nam ở Roòng Khoa.

Ngày 5/12/1948, Ban thường vụ Trung ương ra quyết định số 50/QN/TW, thành lập Ban Nông vận. Từ năm 1949 – 1952 Cơ quan đặt tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, gồm 20

người do đồng chí Hồ Viết Thắng – ủy viên Trung ương Đảng là trưởng ban, xây dựng, vận động phong trao thi đua yêu nước, đóng thuế nông nghiệp…chính sách giảm tô, cải cách

ruộng đất. Vào năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, làm việc với tiểu ban nông vận Trung ương, hội Nông dân cứu quốc Việt Nam tại Điềm Mặc. Tại đây đã dựng nhà bia ghi

dấu sự kiện.

  1. Địa điểm nơi ở làm việc của đồng chí Lê Đức Thọ tại đình Bản Bắc.

Năm 1947 – 1948, đồng chí Lê Đức Thọ ủy viên thường vụ Trung ương Đảng làm việc tại đình Bản Bắc. Đình nay chỉ còn địa điểm và cây đa cổ thụ.

  1. Địa điểm cơ quan Thông tấn xã (TTX) Việt Nam ở Bản Lá.

Năm 1948 – 1949 một bộ phận TTX Việt Nam ở Bản Lá.

  1. Địa điểm di tích nơi làm việc của Đoàn cố vấn Trung Quốc tại xóm Đồng Vinh.

Còn dấu tích nền nhà, hầm rộng 1m, dài 5m nơi các đồng chí cố vấn Trung Quốc làm việc năm 1953 đến đầu năm 1954

  1. Địa điểm nơi thành lập Ban kiểm tra Trung ương (nay là Ủy ban Kiểm tra Trung ương) do đồng chí Trần Đăng Ninh làm Trưởng ban năm 1950 ở xóm Phụng Hiển.

 II. XÃ PHÚ ĐÌNH

  1. Di tích tổng bí thư Trường Chinh ở Nà Mòn.

Nơi Tổng bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng ở, làm việc từ năm 1948 đến đầu năm 1954. Đã phục dựng nhà sàn, hầm, tôn tạo khuôn viên và đường nhựa tới di tích.

  1. Di tích Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng và một bộ phận cơ quan Vănphòng Chính phủ làm việc từ 1949 – 1954. Từ đây, Phó Thủ tướng đi dự hội nghị Giơnevơ. Sau khi ký kết tham gia hiệp định đình chiến lập lại hòa bình ở Đông Dương lại trở lại nơi đây báo cáo T.Ư Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đã phục dựng nhà, lán, khuôn viên, di tích…
  2. Địa điểm nhà ông Ma Tiến Nhí ở xóm Khẩu Đưa

Nơi đồng chí Lê Quang Đạo (sau này là Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chủ tịch Quốc hội) ở, làm việc thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1948 – 1950)

  1. Địa điểm di tích phong lễ quân hàm cấp tướng đầu tiên của quân đội ta ở Nà Lọm.

Tại hội trường lớp học trại thiếu nhi Nà Lọm, ngày 28/5/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường trực Quốc hội và Hội đồng Chính phủ làm lễ phong quân hàm cấp tướng của quân đội ta. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong Đại tướng. Công bố danh sách phong quân hàm Trung tướng cho đồng chí Nguyễn Bình (đang chỉ huy tác chiến ở Nam Bộ) được phong Trung tướng và các Thiếu tướng Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình. Đó là 11 vị tướng đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ phong quân hàm. Khi được tấn phong các ông đều giữ trọng trách trong quân đội.

  1. Địa điểm nhà ông Ma Doãn Lệ xóm Đồng Chẩn.

Nơi đồng chí Lê Đức Thọ – Ủy viên thường vụ T.Ư Đảng phụ trách công tác tổ chức và một bộ phận cơ quan Trung ương Đảng ở và làm việc (1947 – 1948)

  1. Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đồi Tỉn Keo, xóm Nà Lọm (nay là xóm Tỉn Keo)

Là một trong những nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc lâu nhất tại ATK Định Hóa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1948, 1952 và 1953. Tại đây, Chủ tịch

Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp chính trị thông qua chủ trương, kế hoạch tac chiến Đông Xuân 1953 – 1954, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (6/12/1953). Còn vầng hoa râm

bụt Bác trồng, lán họp, các đồng chí bảo vệ, giúp việc…

  1. Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đồi Nà Đình, xóm Khuôn Tát.

Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh di chuyển đi, về ở làm việc nhiều lần. Lần 1: 20/11/1947; Lần 2: 1/1/1948 – 7/3/1948; Lần 3: 5/4/1948 – 1/5/1948, năm 1953 và đầu 1954, tại

đây còn đoạn suối và cây đa Khuôn Tát ghi dấu nơi Bác Hồ cùng anh em tắm giặt, câu cá, chơi bóng chuyền và lán Khuôn Tát, hầm.

  1. Địa điểm di tích trại thiếu nhi Nà Lọm

Nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ các em thiếu niên nhi đồng bị ly tán gia đình do chiến tranh được Bác Hồ giao cho các đồng chí bảo vệ giúp việc tìm về chăn nuôi, dạy học 1947. Chủ tịch Hồ Chí Minh đến làm việc tại đây ngày 1/5/1948 – 25/5/1948.

  1. Địa điểm Suối Việt Gian, xóm Đèo De

Một địa điểm tại đoạn suối trên đường từ xóm Đèo De, xã Phú Đình, Định Hóa với thôn Tân Lập, Tân Trào – Tuyên Quang, tại đây bộ đội do ông Trần Đường và Trần Xuyên chỉ huy, tiêu diệt toán phỉ vượt Đèo De sang quấy phá khu giải phóng Tân Trào năm 1945, diệt 30 tên, thu nhiều vũ khí.

  1. Địa điểm cơ quan Giao tế Trung ương tại thôn Quang Lang

Nơi cơ quan Giao tế Trung ương (Bộ Ngoại Giao) đón tiếp khách Quốc tế từ Lào, Cam Phu Chia, Trung Quốc…đến làm việc với các cơ quan Trung ương tại ATK Định Hóa (1948 – 1953)

  1. Thắng cảnh thác Khuôn Tát, xóm Tỉn Keo.

Thác 7 tầng, đá tạo 7 tầng thác như bậc thang nhà sàn, thu hút nhiều khách tham quan, du lịch vào mùa hè, nằm trong tuyến du lịch di tích lịch sử ATK Định Hóa – Tân Trào. Thác thuộc dãy núi Khau Nhị, tiếp nối với dãy núi Hồng. Du khách có thể leo theo các tầng thác, mỗi tầng đều có bóng cây tỏa mát, phía dưới mỗi chân của từng tầng, nước đổ thành bồn tắm thiên tạo, dưới có suối đã, bãi cỏ phơi nắng, hít thở không khí trong lành của thiên nhiên…

III. XÃ BẢO LINH

  1. Địa điểm văn phòng Bộ tổng tham mưu và cơ quan địch vận ở xóm A Nhì

Là một trong những địa điểm văn phòng Bộ tổng tham mưu và cơ quan địch vận làm việc 1949. Tại đây còn là nơi văn thư bảo mật, đánh máy các công văn cơ quan quân sự thời kỳ

kháng chiến chống Pháp.

  1. Địa điểm một bộ phận nhà máy quân giới K77 (giáp ranh xóm bản Pù, bản Thoi).

Một bộ phận thuộc nhà máy quân giới K77 sản xuất và sửa chữa vũ khí Bộ Quốc phòng 1946 – 1950. Đầu năm 1950, nhà máy chuyển đến bản Du Ngệ (Đồng Thịnh) đến năm 1951 nhà máy chuyển về Đẩu (Phú Lương)

  1. Di tích cơ quan Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam (1949 – 1954), nơi ở làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại thôn Bảo Biên

Nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng văn phòng Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh ở làm việc (1949 – 1954). Tại đây Đại tướng đã họp bàn thông qua chủ trương, kế hoạch và

phương án tác chiến dịch của Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tham mưu trình Ban thường vụ Trung ương Đảng. Từ nơi đây Đại tướng lên đường chỉ huy nhiều chiến dịch như: Chiến dịch

Trung du (23/12/1950 – 16/1/1951). Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (23/3/1951 – 4/4/1951). Chiến dịch Hà Nam Ninh (28/5/1951 – 5/5/1951). Chiến dịch Hòa Bình

(9/12/1951 – 1/12/1952). Chiến dịch Tây Bắc (12/10/1952 – 1/12/1952). Chiến dịch Điện Biên Phủ (23/3/1954 – 7/5/1954). Đầu năm 1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Bảo Biên

làm việc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nói chuyện với các chuyên gia Trung Quốc ở Nà Khoa. Mùa xuân năm 1989 và 1998, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở lại thăm nơi ở

cũ và đồng bào dân tộc nơi đây. Đã phục dựng nhà, lán, hầm, hào, bia di tích, tôn tạo đường vào…

IV. XÃ BÌNH THÀNH(Trước 8/1945 là xã Quảng Nạp)

  1. Địa điểm trường Đảng Nguyễn Ái Quốc tại làng Luông.

Nơi mở khóa học đầu tiên (1949) đào tạo nguồn lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh và Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến giảng bài. Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc là tiền thân cuả Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ngày nay. Trường học có một hội trường tám mái dài 40m, rộng 30m.

  1. Nhà ông Ma Khánh Bình xóm Thẩm Hẩn

Nơi Tổng bộ Việt Minh vận động quần chúng nhân dân ủng hộ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1947).

  1. Địa điểm nhà ông La Tiến Tân ở xóm Đồng Vượng

Nơi đồng chí Lê Đức Thọ, Lê Văn Lương làm việc một thời gian trong năm 1947.

  1. Nhà ông Ma Khánh Tư ở xóm Thẩm Hẩn

Năm 1947 cơ quan Bộ Quốc phòng có đồng chí Võ Nguyên Giáp, ở làm việc một vài tháng trong năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở ATK Định Hóa.

  1. Nhà ông La Tiến Tọng, xóm Bản Lá, nơi Tổng cục Bưu điện ở 1946 -1954.

Nơi cơ quan Tổng cục Bưu điện làm việc phục vụ kháng chiến (1946 – 1954)

  1. Địa điểm nhà ông La Công Đường ở xóm Đồng Vượng.

Nơi đồng chí Lê Đức Thọ, Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng phụ trách công tác tổ chức của Đảng làm việc năm 1947, 1948 đến trước khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh và T.Ư

cử vào Nam Kỳ công tác. Đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt từng nhiều lần đến họp (ông La Công Đường đã tặng Bảo tàng Thái Nguyên trên 200 hiện vật kỷ niệm của

Tổng bộ Việt Minh).

V. XÃ BÌNH YÊN

  1. Địa điểm chứng tích máy bay Pháp ném bom tại xóm Thẩm Rộc.

Chứng tích còn lại là hố bom (máy bay giặc Pháp ném bom xuống nhà mẫu giáo), giết hại 8 trẻ em làm 1 bị thương, tháng 10/1950).

  1. Địa điểm làm việc của đồng chí Võ Nguyên Giáp ở xóm Thẩm Đưa.

Là một trong số các nơi làm việc trong thời kỳ đầu kháng chiến của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp năm 1947, còn dấu tích lán, hầm.

  1. Nhà ông Ma Khắc Thoi ở xóm Khang Hạ

Nơi Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và cơ quan Tổng Tham mưu di chuyển đến làm việc thời gian đầu năm 1947.

  1. Địa điểm cơ quan Cục Quân khí ở xóm Thẩm Vậy

Nơi một bộ phận cơ quan Cục Quân khí đóng quân trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

  1. Địa điểm di tích Bình Yên ở Khang Hạ

Nơi Ban chỉ huy các đơn vị bộ đội và cơ quan Trung ương họp, làm việc trong kháng chiến chống thực dân Pháp

  1. Địa điểm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Yên Thông (5/1950)

Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp đào tạo cán bộ mật mã “Lê Lai” tại rừng bản Cọ, xóm Yên Thông, xã Bình Yên. Bác căn dặn các cán bộ học viên: “Mật mã là một công tác

cơ mật, quan trọng, vẻ vang. Bộ Tổng tham mưu mở lớp học đông thế này là cần thiết. Các cô, các chú được Trung ương Đảng , Bộ tổng tin cậy, cần phải học tập và làm việc tốt.

Mật mã phải bí mật, nhanh chóng, chính xác. Các chú làm mật mã phải bí mật và đoàn kết”.

VI. XÃ BẢO CƯỜNG

Một số di tích ATK chuyển sang địa bàn thị trấn Chợ Chu do thay đổi diện tích, địa danh…chưa phát hiện di tích.

VII. XÃ BỘC NHIÊU

  1. Địa điểm thành lập Trung đoàn pháo cao xạ đầu tiên (367) ở xóm Chú

Ngày 1/4/1953 tại đồi Khảu Chùa, xóm Chú, xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hóa đã thành lập Trung đoàn Pháo cao xạ 367 đầu tiên của quân đội ta, tiền thân của Quân chủng Phòng

không đã đầu tư xây dựng nhà truyền thống.

  1. Địa điểm di tích Cục dân quân ở xóm Rịa.

Nơi cục dân quân Bộ quốc phòng đặt cơ quan trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

  1. Địa điểm in bản đồ mặt trận Điện Biên Phủ tại xóm Dạo I.

Địa điểm đặt xưởng in I, Cục bản đồ, Bộ Tổng tham mưu (1951 – 1954) tại đồi Na Mỵ. Tại đây in bản đồ địa hình phục vụ tác chiến của bộ đội trên mặt trận Điện Biên Phủ, giành

thắng lợi.

  1. Địa điểm xưởng may 10 ở xóm Lạc Nhiêu

Xưởng may 10, may quân trang, quân dụng của Cục Quân nhu đặt tại đây 1947 – 1948.

  1. Địa điểm đúc huân, huy chương đồi Na Tý, xóm Thẩm Chè

Địa điểm đúc huân, huy chương của Bộ Quốc phòng (1947 – 1954) ở đồi Na Tý, xã Thẩm Chè.

VII. THỊ TRẤN CHỢ CHU

  1. Nhà tù Chợ Chu ở thị trấn Chợ Chu

Nhà tù Chợ Chu được thực dân Pháp xây dựng từ năm 1916, ban đầu làm bằng tre, nứa, lá chủ yếu giam thường phạm, ngày 27 – 28/8/1922 nổi ra cuộc nổi dậy của tù nhân, phá

nhà lao, chiếm bưu điện và cướp vũ khí chạy vào rừng. Đến năm 1942 nhà tù được xây dựng lại kiên cố, có thể giam 200 người, các Đảng viên Đảng cộng sản thành lập Chi bộ bí

mật trong tù. Ngày 2/10/1944 Chi bộ tổ chức thành công cuộc vượt ngục cho 12 đồng chí (Song Hào, Hà Kế, Trần Thế Môn, Tạ Xuân Thu, Nhị Quý…) bổ sung cho phong trào

cách mạng ở Đại Từ, Định Hóa chuyển sang xây dựng cơ sở ở Khuối Kịch, Tân Trào, Sơn Dương để sau này đón Bác Hồ từ Pác Bó, Cao Bằng về Tân Trào lãnh đạo toàn dân

tổng khởi nghĩa dành chính quyền tháng 8 năm 1945.

  1. Danh thắng Chùa Hang

Chùa trong hang đá lưng chừng dãy núi đá vôi. Tại nơi đây Bác Hồ làm việc 7 ngày sau khi đi chiến dịch Biên Giới năm 1950.

  1. Địa điểm nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ ở núi Nản.

Nơi nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đặt các xưởng sản xuất giấy in tiền, in sách báo cho các cơ quan Trung ương ở ATK Định Hóa 1947. Hồi kháng chiến núi Nản thuộc xã Bảo Cường.

  1. Địa điểm nhà máy quân giới sản xuất vũ khí TK II của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ở núi Nản.

Nơi đồng chí Ngô Gia Khảm làm việc năm 1947 – 1948, được Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm.

VIII. XÃ ĐỊNH BIÊN

  1. Di tích Nơi hợp nhất đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với các đội quân Cứu quốc của Đảng thành lập Việt Nam giải phóng quân tại làng Quặng.

Trong cách mạng tháng Tám, đình làng Quặng là nơi hội họp của cán bộ Việt minh, ngày 24/4/1945, Tổng bộ Việt minh đã cùng cán bộ chỉ huy Cứu quốc quân tổ chức lớp học

ngắn ngày cho cán bộ địa phương do đồng chí Phan Thanh Giản phụ trách. Ngày 15/5/1945, tại đây đã diễn ra lế hợp nhất đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với các đội

quân Cứu quốc thành Việt Nam giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy trưởng. Đã phục dựng lại đình làng Quặng, còn hai cây đa cổ thụ, tôn tạo khuôn viên, bia

ghi lại sự kiện lịch sử.

  1. Địa điểm Cục tuyên truyền ở xóm Bản Vệ.

Cục Tuyên truyền (lúc đầu là Phòng tuyên truyền do ông Phan Quốc Trường làm trưởng phòng, Trần Độ làm phó phòng). Sau đó thành Phòng tuyên huấn, Cục tuyên truyền Tổng cục Chính trị. Còn hầm, nền nhà làm việc nằm trong một thung lũng, hai bên là đồi cọ có suối chảy qua.

  1. Địa điểm di tích Cục quân Y ở xóm Khau Diều.

Nơi Cục quân Y (Bộ Quốc phòng) đặt cơ quan thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

  1. Địa điểm di tích nhà máy quân giới A4 ở xóm Nong Nia.

Nhà máy quân giới A4 (tức K77) đóng trên đồi Khau Tran và Khau Chom, xóm Nong Nia. Tháng 10/1947, thực dân Pháp tấn công, phải dỡ máy, chuyển vào Du Nghệ (Thâm Kết)

và sau đó chuyển sang Đại Từ.

  1. Địa điểm di tích Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng ở Khau Lầu.

Nơi đặt cơ quan Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng tại đồi Khau Lầu trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

  1. Di tích Tổng cục Chính trị, nơi ở làm việc của đồng chí Nguyễn Chí Thanh ở đồi Thẩm Tắng, xóm Đồng Rằm.

Hầm ngầm 5 cửa làm việc của Chính trị Cục (sau là Tổng cục Chính trị) năm 1949 – 1953. Hiện nay còn 2 cửa hầm: Hầm 1: Miệng hầm hình bầu dục theo chiều đứng, cao 1,2m.

Đây là nơi Bác Hồ và các đồng chi Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng từng hội họp. Phía sau hầm về phía Tây Nam có một nền lán dài 12m, rộng 8m. Các nền

quay về hướng Nam. Tại khu đồi Thẩm Tắng, đồng chí Nguyễn Chi Thanh Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ở làm việc trong thời kỳ kháng chiến.

  1. Địa điểm di tích của Bộ Tổng tham mưu ở xóm Đồng Đau.

Tại một quả đồi rộng ở xóm Đồng Đau, có hội trường, nhà làm việc, Hầm của Phó tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái. Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị quân chính, phổ biến

kế hoạch tác chiến Đông – Xuân 1953 – 1954 do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trì, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới quán triệt nhiệm vụ…

  1. Địa điểm di tích nơi ở làm việc của Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng ở Đồng Đau.

Thiếu tướng Văn Tiến Dũng – Tổng Tham mưu trưởng cùng cơ quan Bộ tổng Tham mưu đóng quân tại xóm Đồng Đau (1950 – 1954), gồm có Cục Tác chiến, quân báo, văn phòng,

văn thư, bảo mật, hội trường diễn ra triển khai họp cán bộ chỉ huy toàn Quốc, triển khai kế hoạch tác chiến Đông – Xuân 1953 – 1954 có Chủ tịch Hồ Chí Minh dự.

  1. Địa điểm cơ quan Giao tế và nhà kho Cục Quân nhu ở Nà To.

Ở xóm Nà To, năm 1948 – 1950 có Văn phòng cơ quan Tổng cục Hậu cần do đồng chí Trần Đăng Ninh làm chủ nhiệm, Cục giao tế, Cục tuyên truyền, Phòng Chính trị, Phòng

Cảnh vệ. Doanh trại và hai kho lớn. Cơ quan giao tế ở đây thường tiếp đón cán bộ nước ngoài. Năm 1952 bị lộ, máy bay địch ném bom Na Pan, 2 kho bị cháy. Bộ đội đến tháo gỡ,

chuyển về Kim Sơn.

  1. Địa điểm báo Quân đội nhân dân ra số đầu ở thôn Khau Diều.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất trí với đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh hợp nhất tờ báo Vệ quốc quân với tờ báo Quân du kích thành tờ báo mới được Bác đặt

tên là Quân đội nhân dân. Báo ra số ngày 20/10/1950 tại Khau Diều.

IX. XÃ ĐỒNG THỊNH

  1. Địa điểm nhà máy quân giới k77(còn gọi là xưởng Đội Cấn) ở xóm Đồng Làn

Nằm ở đồi Khau Tràn, chân đồi Thẩm Xo, sau đó chuyển vào rừng Thâm Kết – ở đây, các bộ phận của nhà máy được chia nhỏ, nằm rải rác cạnh đó. Vào những ngày lế, ngày

kỷ niệm thường tổ chức Mit tinh, biểu diễn văn nghệ. Được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thiểu tướng, Cục trưởng Cục Quân giới Trần Đại Nghĩa đến thăm

  1. Địa điểm di tích nhà máy in báo Vệ Quốc quân (tiền thân nhà máy in quân đội) ở Bản Búc.

Nằm trên khu vực tương đối bằng phẳng, gần đường liên xã Trung Lương – Đồng Thịnh – Định Biên). Chuyển từ 4/1947, số lượng khoảng 30 người. Năm 1948 chuyển vào bản

Cái (xã Thanh Định). Nơi đặt cơ quan báo Địch Vận và xưởng in do một người Đức chỉ đạo, ở Đồng Chua (Thanh Định). Đến năm 1950, nhà máy lại chuyển xuống xã Quảng Nạp

(Bình Thành rồi về huyện Đại Từ, sau đó quay lại về bản Cái cho đến khi về Hà Nội).

  1. Địa điểm diễn tập đánh tập đoàn cứ điểm ở xóm Bản Soi.

Vào cuối năm 1953, trời giá lạnh, bộ binh, phòng không, sơn pháo, quân y, Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 Quân tiên Phong tập kết tại xã Bảo Linh, Đinh Biên, Trung Lương với

quân số khoảng 700 – 800 người. Địa bàn xóm Bản Soi, Đèo Tọt và Đồng Làn là nơi diễn tập chính. “Trung tâm sở chỉ huy địch” đóng tại địa điểm xóm Bản Soi. Cánh đồng Sìn là

nơi bố phòng các cứ điểm ụ súng của “địch”, được nối với nhau bằng hệ thống giao thông, hào sâu 1,5m. Phía Bắc bản Soi có đồi Nghè, được đào hầm cố thủ lát gỗ bên trong đặt

súng đại liên có lỗ châu mai. Con suối đồng thịnh được làm cầu gỗ bắc qua cho bộ đội tiến hành “sở chỉ huy địch”. Sau đó Trung đoàn 102 cùng Đại đoàn 308 lên đường đi chiến

dịch Điện Biên Phủ.

X. XÃ KIM SƠN

  1. Di tích Cục Quân nhu ở Khuổi Hưng

Một bộ phận Cục Quân nhu Bộ Quốc phòng đóng tại đất nhà ông Nông Văn Chạ , xóm Khuổi Hưng (xóm 4) khoảng năm 1948 – 1950.

  1. Địa điểm đóng quân của Trung đoàn Thủ đô ở Khuổi Hưng

Một số đơn vị của Trung đoàn Thủ đô đóng ở xóm Khuổi Hưng năm 1947.

XI. XÃ KIM PHƯỢNG

  1. Địa điểm cơ quan Bộ tổng Tham mưu ở bản Lác

Địa điểm một bộ phận cơ quan Bộ tổng tham mưu đóng từ 1951 đến đầu năm 1953 dọc chân đồi Tắc Kẹ, Bó Táy, giáp suối Khoang về phía Nam, Khuổi Lực phía Đông. Do bị

lộ vị trí, ngày 24/9/1953, quân Pháp ném xuống hơn 80 quả bom, làm chết 3 người, 10 người bị thương.

  1. Địa điểm di tích Hội trường cơ quan Bộ tổng tham mưu ở Làng Mạ.

Nơi đặt hội trường một bộ phận cơ quan Bộ tổng Tham mưu trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

  1. Địa điểm di tích nơi thành lập Ủy ban nhân dân lâm thời châu Định Hóa tại bản Lác.

Ngày 18/4/1945, 135 đại biểu của 35 xã, thị trấn và hai người Dao thay mặt cho 15000 đồng bào các dân tộc trong huyện về bản Lác, xã An Lạc (nay là xã Kim Phượng) dự hội nghị

thành lập Ủy ban nhân dân lâm thời châu Định Hóa do đồng chí Lê Giản chủ trì, có đồng chí Ma Văn Tiến, Ma Đình Tương, Hoàng Ngọc Ninh, Nguyễn Văn Sạch, Trầm Văn Phú, bầu

đồng chí Ma Đình Tương làm chủ tịch.

XII. XÃ LAM VĨ

  1. Địa điểm di tích Cục Quân khí ở Phiêng Há

Còn vết tích nền lán, hầm một bộ phận cơ quan đơn vị của Cục Quân khí trên đồi Nặn Bó, Bản Tò, Lèo Gà, Lèo Viên, Nà Pèng, Nà Chi.

XIII. XÃ LINH THÔNG (trước 1945 là xã Linh Đàm)

  1. Địa điểm Trung đoàn bộ Trung đoàn 72 ở xóm Nà Linh

Năm 1947, Trung đoàn bộ 72 do đồng chí Chu Huy Mân chỉ huy đóng ở xóm Nà Linh 1947 – 1948. Đầu năm 1948 chuyển xuống Gốc Hồng (Quy Kỳ)

  1. Địa điểm Cục Quân y và Viện bào chế ở Nà Yếu.

Cục Quân y và viện Bào chế đóng tại khu vực nhà ông Phan Thanh Tích từ 1946 – 1947, sau chuyển về xã Yên Trạch (Phú Lương)

XÃ PHƯỢNG TIẾN

  1. Địa điểm cơ quan ngoại giao đoàn (giao tế, khánh tiết Trung ương)

Nơi làm việc và đón đại biểu trong nước, khách nước ngoài đến làm việc (1949 – 1954). Nhà lợp cọ hai tầng, tám mái sườn đồi, trước mặt là ruộng, sau là đồi cọ. Dấu tích còn lại là

nền nhà dài 25m, rộng 13m, quay hướng Đông Nam.

  1. Địa điểm nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ ở xóm Pải và xóm Nà Lang.

Nhà máy sản xuất giấy đầu tiên của ngành giấy cách mạng Việt Nam, làm giấy in tiền Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và giấy in tài liệu, báo chí trong thời kỳ kháng chiến

chống thực dân Pháp.

  1. Địa điểm Hội nghị quân sự bảo vệ ATK lần thứ 4 (1948)

Tại gò đất Pa Goải. Hội nghị do đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thụ, Chu Văn Tấn dự thông qua kế hoạch bảo vệ ATK Việt Bắc bảo vệ các cơ quan Trung ương Đảng,

Chính phủ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Xóm Lợi A.

XVI. XÃ PHÚ TIẾN

  1. Địa điểm Cục Quân nhu ở thôn Đậu

Trong những năm (1948 – 1950), một bộ phận cơ quan Cục Quân Nhu, thuộc Bộ quốc phòng lập hội trường, nhà làm việc ở Thôn Đậu.

  1. Địa điểm Bác Hồ nói chuyện với học viện Quân y tại xóm 4.

Nơi Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần) mở lớp huấn luyện quân y, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm, động viên, huấn thị cán bộ, học viên.

XVII. XÃ PHÚC CHU

  1. Địa điểm nhà ông Liêu Văn Đặng, cơ sở cách mạng 1944 tại xóm Xuân Lạc.

Là cơ sở liên lạc bí mật giúp đỡ 12 đồng chí vượt ngục nhà tù Chợ Chu thành công ngày 2/10/1944 sang Yên Lãng, Đại Từ bổ sung cho phong trào cách mạng tiến tới tổng khởi

nghĩa giành chính quyền tháng Tám 1945.

XVIII. XÃ QUY KỲ (trước 1945 gọi là xã An Lạc, tổng Phượng Vĩ Hạ)

  1. Địa điểm di tích nhà in Hồng Phong (Công ty in Tiến Bộ) ở xóm Khuân Câm, nay là xóm Sự Thật.

Sau khi báo Sự Thật số 53, ra ngày 14/9/1946, in tại xưởng in Tiến Bộ (Hà Nội), rồi xưởng in di chuyển lên ATK Định Hóa. Ngày 7/10/1947, giặc Pháp mở chiến dịch tấn công lên

khu Việt Bắc. Xưởng in Tiến Bộ tách thành các bộ phận: Nhà in Hồng Phong (tức ấn I) ở Khuôn Nhà, được sự giúp đỡ của bà con các dân tộc xã An Lạc (xã Quy Kỳ), ATK Định

Hóa và anh em bộ đội bảo vệ đã tháo dỡ máy móc từ địa điểm gần đường ngựa đi sơ tán sâu vào trong rừng khoảng 2,5 km (bản Khuôn Nhà nay gọi là bản Sự Thật), phối hợp

với một trung đội bộ đội bảo vệ vòng ngoài …Nhà in đặt tại đây từ 1947 – 1953.

  1. Địa điểm Cục thông tin ở xóm Khuổi Tát

Nơi một bộ phận cơ quan Cục Thông tin (Bộ Quốc phòng) do Hoàng Đạo Thúy làm cục trưởng ở xóm Khuổi Tát (1952 – 1953)

  1. Địa điểm di tích hầm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xóm Gốc Hồng

Một điểm nơi Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ở làm việc (1951 – 1952).

  1. Địa điểm di tích kho Thóc Gốc Cuồng ở lưng chừng đồi, xóm Khuôn Câm.

Nơi các Hội viên Cứu quốc bí mật chứa thóc dự trữ để chuẩn bị cướp Chính quyền trong Cách mạng tháng 9/1945.

  1. Địa điểm di tích xưởng Quân khí ở xóm Tổng Củm.

Nơi xưởng Quân khí sửa chữa, sản xuất súng đạn, đóng từ 1948 đến 1950 (trước năm 1945 là Thẩm Trừu xã An Lạc)

  1. Nhà ông Lô Đức Lệnh ở xóm Khuôn Nhà.

Nơi Bác Hồ dừng chân làm việc 1950

  1. Địa điểm báo Nhân dân ra số đầu (1951) ở xóm Khuôn Nhà, nay là xóm Sự Thật

Vào khoảng đầu năm 1950 cơ quan báo Sự Thật chuyển sang địa điểm cạnh Nhà in Hồng Phong (ấn I) tại bản Khuôn Nhà, nơi in báo sự thật, báo Cứu Quốc, tập san Sinh hoạt

nội bộ và các ấn phẩm khác của Đảng. Thời kỳ này Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh và một số cơ quan Trung ương di chuyển lên các xã Bình Chung, Nghĩa Tá,

và xã Lương Bằng, xã Bản Thy…thuộc An toàn khu (ATK) Chợ Đồn (Bắc Cạn). Tại Khuôn Nhà lực lượng của báo được tăng cường, chuyên trách có đồng chí Hoàng Tùng

(tức Trần Thọ) từ 1/5/1950 làm chủ nhiệm báo Sự Thật và Quang Đạm, Xuân Trường, Thép Mới và Lê Hữu Liên từ báo Cờ Giải Phóng chuyển sang. Hồ Chủ tịch viết nhiều bài

đăng báo Sự Thật với các bút danh: X.Y.Z, A – G, LT, TL,…CB (tức của Bác), cộng tác viên có đồng chí Lê Văn Lương, Nguyễn Khánh Toàn, Trần Văn Giàu…ngày 11/3/1951 báo

Nhân dân ra số đầu tại nơi đây.

  1. Địa điểm nhà ông Dương Quang Nhân ở xóm Khuôn Nhà

Địa điểm bàn kế hoạch Khởi nghĩa dành chính quyền huyện Định Hóa giành thắng lợi này 26/3/1945.

  1. Địa điểm di tích Trường huấn luyện của Bộ Tổng tham mưu ở xóm Hương Bảo.

Trường đóng tại chân đồi Pú Đình, Bản Pấu vào khoảng năm 1950, đến 1951 chuyển nơi khác.

XIX. XÃ SƠN PHÚ.

  1. Nhà ông Trần Đình Sinh, xóm Sơn Đầu.

Nơi Hồ Chủ tịch dừng chân làm việc một thời gian năm 1947 ở giữa Bãi Bằng cạnh con suối. Ở bãi Vầu cạnh nhà ông Trần Đình Sinh có hội trường Trung ương Đảng. Đến tháng

10/1947 thì chuyển đi nơi khác.

  1. Hòn đá Bác Hồ ngồi làm việc ở xóm Sơn Vinh.

Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ngồi làm việc, dịch sách, viết bài trong năm 1947 thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

  1. Địa điểm cất giấu xe ô tô phục vụ Bác Hồ ở xóm Sơn Vinh.

Đồi Nà Tà, nơi cất giấu chiếc e ô tô đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh lên ATK Định Hóa do ông Tài Ngọc lái xe năm 1947.

  1. Địa điểm nhà ông Ma Tử Vượng ở xóm Sơn Vinh

Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, họp bàn cùng Phó ban thường trực Quốc hội Tôn Đức Thắng và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp năm 1947.

  1. Địa điểm đồi Thẩm Chặm ở xóm Sơn Vinh.

Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh họp, làm việc với nhân sĩ trí thức kháng chiến (16/2/1952).

  1. Địa điểm cục Quân huấn, xóm Lương Bình.

Nơi Cục Quân huấn (Bộ Tổng tham mưu) xây dựng hội trường bổ túc chỉnh huấn cho các Sĩ quan quân đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến huấn thị hai,

ba lần.

  1. Địa điểm đặt máy thông tin vô tuyến điện của Trung ương tại xóm Trường Sơn.

Từ 1946 – 1949, theo yêu cầu của T.Ư, dân vùng này gửi lại nhà cho các cơ quan mượn đặt máy thông tin vô tuyến điện (nhà cụ Ma Tiến Linh ở giữa xóm). Đến 1949, cơ quan

chuyển sang bản Bắc, xã Điềm Mặc (hiện nay là nhà ông Nguyễn Đức Canh).

  1. Địa điểm hội trường Trung ương Đảng ở xóm Sơn Đầu.

Nơi tổ chức lớp huấn luyện cho cán bộ chung, cao cấp của Đảng mang tên “Tô Hiệu” đào tạo các cán bộ chủ chốt phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp từ tháng 9 – 10/1947.

  1. Địa điểm kho Hậu cần ở xóm Bản Hin.

Kho Hậu cần có muối, cá khô, nước mắm, vận chuyển từ xuôi lên theo đường dân công tiếp tế. Còn lợn, trâu, bò, thóc huy động căn cứ địa Việt Bắc tập chung về. Có bộ phận

chuyên say thóc, giã gạo…cung cấp cho các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ ở Điềm Mặc, Phú Đình.

  1. XÃ TÂN DƯƠNG
  2. Địa điểm di tích Cục Quân pháp ở Tân Tiến.

Cục Quân pháp (Bộ Quốc phòng) di chuyển đến đóng từ đầu 1948 đến 1954.

XXI. XÃ TÂN THỊNH

  1. Địa điểm di tích Viện Quân Y 108 ở Nà Lăng

Viện Quân Y 108 đóng trên đồi Trò, xóm Nà Lăng (Thịnh Mỹ II). Trụ sở chính của Viện đặt ở Yên Trạch (Phú Lương), vì bệnh nhân đông nên chuyển sang phân viện điều trị ở Nà

Lăng.

XXII. XÃ THANH ĐỊNH (trước cách mạng tháng 8/1945 là Tổng Định Biên Thượng)

  1. Địa điểm Tổng cục Cung cấp ở xóm Thẩm Quẩn.

Sắc lệnh số 121/SL, ngày 11/7/1950 thành lập Tổng cục cung cấp. Văn phòng cơ quan Tổng cục đặt ở xóm Thẩm Quẩn. Đồng chí Trần Đăng Ninh Ủy viên T.Ư Đảng làm chủ nhiệm

Tổng cục (1950 – 1954)

  1. Địa điểm hội trường Tổng quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh (1947 – 1954) tại xóm Nà Nẹng.

Hội trưởng Tổng Quân ủy và cơ quan Bộ Tổng tư lệnh, nơi T.Ư Đảng, Bộ Tổng tư lệnh phác thảo sa bàn trên nền nhà về cách đánh tập đánh cứ điểm Điện Biên Phủ.

+ Hội trường được ây dựng từ năm 1947, do nhân dân 3 xã Thanh Định, Bình Yên, Điềm Mặc, có sự chỉ huy tham gia của bộ đội (20 chiến si) – Ngôi nhà 8 mái, 7 gian, hội trường

là là nơi họp, chiếu phim, diễn văn nghệ.

+ Cuối năm 1953, T.Ư Đảng, Bộ Tổng tư lệnh làm sa bàn cứ điểm Điện Biên Phủ và đề ra phương án đánh Điện Biên Phủ.

  1. Địa điểm hội trường, trạm quân bưu, xưởng quân giới xóm Nà Mao (tên gọi trước 1945 là Thẩm Trảo, tổng Định Biên Thượng)

Lán làm việc của Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng (thay đồng chí Hoàng Văn Thái), trạm bưu điện, nhà hội trường, xưởng quân giới, trường nuôi ngựa.

+ Nằm trên 3 quả đồi và 1 chỗ bằng phẳng hẹp

+ Đồi Phải Cạm: lán làm việc của đồng chí Văn Tiến Dũng.

+ Đồi Nà Mằm: xưởng quân giới sản xuất lựu đạn, lắp súng kíp, mìn.

+ Đồi Nà Cạn: hội trường rộng 5 gian dùng làm nơi diễn văn nghệ, họp…

+ Đồi Nà Đọn có chuồng nuôi ngựa, tập trung cho nhưng con ngựa to, khỏe để làm phương tiện phục vụ đi lại cho một số đồng chí chỉ huy, lãnh đạo…

  1. Địa điểm ở nhà máy in quân đội ở xóm Bản Cái.

Nơi in báo Vệ quốc quân (sau là báo Quân đội nhân dân) và các ấn phẩm khác, chuyển từ bản Búc, xã Đồng Thịnh sang đây từ 1948 – 1953. Đã lập bia di tích.

  1. Một số địa điểm ở làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh quân đội (1950 – 1953) tại xóm Đồng Chùa.

Địa đạo xuyên đồi Khẩu Quắc (chân núi Hồng), cửa trước hướng về phía Đông, cửa sau hướng về phía Tây. Lán bộ phận cách cửa hầm phía sau 50m. Nơi đây là quả đồi rộng, nhiều

cây to, nơi giáp giới thôn Bảo Biên (xã Bảo Linh) nơi cơ quan Bộ Tổng tư lệnh đóng. Theo lời kể của nhân dân địa phương, hầm được bộ đội công binh đào từ 1952, dài 200m.

Năm 1950 khi quân Pháp ném bom vào Bảo Biên (Bảo Linh), Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới chuyển sang Đồng Chùa, Thanh Định.

  1. Địa điểm huấn luyện du kích khóa I (1945) tại đình – chùa Bản Cái (xóm Nạ Chào)

Là nơi huân luyện du kích đầu tien (khóa I) của huyện Định Hóa (tháng 3/1945) vũ trang bảo vệ chính quyền cách mạng mới dành được trước khi nổ ra Tổng khởi nghĩa tháng Tám

  1. Năm 1953, Đình – Chùa Bản Cái bị máy bay Pháp ném bom, chạy hỏng. Địa điểm di tích còn là chứng tích ghi dấu tội ác của quân Pháp. Đình – Chùa hiện nay còn lưu dữ 5

đạo sắc phong và một bia đá.

  1. Địa điểm chương trình hành động của Việt Minh ở xóm Nà Mao

Nơi các đồng chí cán bộ Đảng phổ biến chương trình Việt Minh cho quần chúng nhân dân tham gia phong trào cách mạng tháng Tám 1945 của huyện Định Hóa.

XXIII. XÃ TRUNG HỘI

  1. Địa điểm di tích Hội nghị thuế nông nghiệp toàn huyện Định Hóa 1951 ở làng Mố, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự, nói chuyện.

Tại hội trường làng Mố năm 1951 đã diễn ra hội nghị thuế nông nghiệp toàn huyện Định Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự, phát biểu quán triệt nhiệm vụ thuế trong thời kỳ kháng

chiến kiến quốc.

XXIV. XÃ TRUNG LƯƠNG

  1. Địa điểm Xưởng Quân giới ở Hồng Hoàng.

Xưởng chế tại vũ khí đóng ở xóm Hồng Hoàng năm 1947 – 1948

  1. Địa điểm cơ quan Bộ Y tế xóm Cầu Đá.

Địa điểm hầm và dấu tích nền nhà lán nơi đặt một bộ phận cơ quan của Bộ Y tế (1947 – 1948).

  1. Di tích ngân hàng nhà nước Việt Nam ở Hang Thắm (Nà Guồng)

Địa điểm làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt tại hang Thắm (Nà Guồng).

  1. Địa điểm di tích Cục thông tin ở Khuôn Giang.

Nơi Cục thông tin (Bộ Quốc phòng đặt cơ quan làm việc một thời gian trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

  1. Nhà ông Nguyễn Văn Nước ở xóm Nà Nạn.

Nơi làm việc của đồng chí Văn Tiến Dũng – Chủ nhiệm Chính trị cục (1946 – 1947)

  1. Nhà ông Lý Văn Vóc ở xóm Hòa Bình

Nơi Thiếu tướng Văn Tiến Dũng, lúc này làm Tổng tham mưu trưởng di chuyển về làm việc năm 1948 – 1952.

  1. Địa điểm di tích trận địa bắn máy bay ở xóm Đồng Trương.

Nơi bộ đội phòng không và dân quân bắn rơi chiếc máy bay ném bom đầu tiên của giặc Pháp tại ATK Định Hóa.

  1. Nhà ông Nguyễn Văn Sạch ở xóm Lịch Đàm.

Nơi của cơ quan Bộ quốc phòng di chuyển lên đặt cơ quan làm việc một thời gian trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp…

  1. Địa điểm hội trường họp hội nghị toàn quân ở xóm Khẩu Hấu.

Năm 1950 tại hội trường của Bộ Quốc phòng ở xóm Khẩu Hấu diễn ra hội nghị quân chính toàn quân.

  1. Địa điểm trận địa bắn rơi chiếc máy bay của giặc Pháp xóm Tân Tiến.

Năm 1952, bộ đội phòng không bảo vệ ATK Định Hóa tại xóm Tân Tiến bắn rơi một máy bay của giặc Pháp

Theo: BQHV&TTTL


Tin liên quan